Trong giáo dục, không có gì đáng ngạc nhiên hơn là lượng ngu dốt mà nó tạo ra dưới dạng chân lý trì trệ "

Ngày 05 tháng 02 năm 2025

 » Tài nguyên » Đề thi - Đáp án

Đề thi - Đáp án

Cập nhật lúc : 10:04 27/04/2020  

Bài ôn Tiếng Việt và Toán tuần 24 - Lớp 5

Trường Tiểu học Vinh Hưng 1

Họ và tên học sinh:…………………………………………….

Lớp:……………….

 

BÀI ÔN TẬP TUẦN 24 – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

I. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu:

        Câu 1: Gạch dưới tên người, tên địa lí viết sai quy tắc chính tả (viết hoa) trong các câu dưới đây và viết lại cho đúng:

        a) Nguyễn Du người làng tiên điền, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh.

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

        b) Làng đọi tam, huyện duy tiên, tỉnh hà nam có nghề làm trống nổi tiếng. ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

        c) Liệt sĩ – bác sĩ đặng thùy trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 trong một gia đình trí thức. Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà nội, thùy trâm xung phong vào chiến trường B và được phân công phụ trách bệnh viện huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi.

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

        Câu 2: Thêm vế câu và từ tương ứng thích hợp để tạo thành câu ghép có quan hệ hô ứng.

        a) Vỉa hè càng chật chội,

…………………………………………...………………………………………………..

        b) Chiếc cầu vừa làm xong,

…………………………………………………………………………………………….

        c) Đường hầm chưa đi vào hoạt động

………………………………………………...………………………………………………………….

        Câu 3: Điền các từ hô ứng còn thiếu:

        a) Cảnh sát…………….nhắc nhở, các quầy hàng rong…………….trở lại lấn chiếm vỉa hè.

        b) Bộ Y tế chưa kịp khuyến cáo, bệnh dịch…………….bùng phát ở một số nơi.

        c) Mưa…………….nhiều, muỗi…………….sinh sôi,…………….phải đề phòng dịch sốt xuất huyết.

        II. Tập làm văn:

        Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

Cái bàn học ở nhà

        Em có cái bàn gấp đã cũ, dùng làm bàn học ở nhà.

        Bàn bàng gỗ tạp nhưng rất chắc chắn. Mặt bàn bằng gỗ dán màu nâu nhạt, rộng chừng bốn gang, dài độ sáu gang tay em. Bàn có bốn chân choãi đỡ lấy mặt bàn ở các góc. Tiện nhất là những chân đó đều có bản lề, gấp lại được. Khi nào không học nữa, em gấp bốn chân lên sát phía dưới của mặt bàn, bắt chéo vào giữa thành dấu nhân (X). Lúc đó, bàn chỉ còn như một tấm ván được dựng áp vào tường. Vì bàn không có ngăn đựng nên bố em đóng cho em một cái giá gỗ để xếp sách vở, treo trên tường, cách mặt bàn chỉ độ một gang tay. Kèm theo với bàn như bóng với hình không lúc nào rời là chiếc ghế đẩu xinh xinh đóng bằng gỗ thông, nhẹ mà vững chắc.

        Nhờ có bàn, em mới viết được những hàng chữ ngay ngắn và giải đúng những bài toán khó. Em coi bàn như một người thân trong nhà.

                                                                                            (Lưu Hoài Anh)

 

        Câu 1: Gạch dưới các câu văn ở hai phần mở bài và kết bài, sau đó điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận xét:

        a) Phần mở bài được viết theo kiểu ………………………..……………………….

        b) Phân kết bài được viết theo kiểu …………………………..…………………….

        Câu 2: Trả lời các câu hỏi về miêu tả cái bàn cụ thể ở phần thân bài:

        a) Câu văn nào giới thiệu chung về cái bàn ?

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

        b) Những từ ngữ nào tả các bộ phận của cái bàn (mặt bàn, chân bàn)?

        – Mặt bàn :

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

       – Chân bàn :

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

       c) Cái bàn học của bạn Hoài Anh có nét gì đặc biệt (không giống nhiều cái bàn bình thường khác) ?

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

       Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hay đặc điểm của cái bàn học ở nhà hoặc trên lớp mà em thường sử dụng.

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Hết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường Tiểu học Vinh Hưng 1

Họ và tên học sinh:…………………………………………….

Lớp:……………….

 

BÀI ÔN TẬP TUẦN 24 – MÔN TOÁN LỚP 5

        Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

        Khi cạnh một hình lập phương gấp lên 4 lần thì thể tích hình lập phương đó gấp lên bao nhiêu lần?

         A. 4 lần                         B. 16 lần                        C. 32 lần                    D. 64 lần

        Bài 2: Một hình lập phương có cạnh 4,5dm. Tính diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương đó.

Bài giải:

…………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

        Bài 3: Một hình hộp chữ nhật có kích thước ghi trên hình vẽ. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật đó.

                                       Bài giải:

   ……………………………………………………....                  

   ………………………………………………………

   ………………………………………………………

   ………………………………………………………

   ………………………………………………………

                                                  ………………………………………………………

        Bài 4: Viết dấu x vào dưới hình trụ, viết dấu √ vào dưới hình cầu:

                                                 

 

 

        Bài 5: Viết tiếp vào chỗ chấm:

Biết tỉ số thể tích hai hình lập phương là 4:3. Hỏi thể tích hình lập phương bé bằng bao nhiêu phần trăm thể tích của hình lập phương lớn?

Đáp số: ……………………………

        Bài 6: Viết tiếp vào chỗ chấm:

Cho hình thang vuông ABCD có AB = 3cm, AD = 3cm, DC = 6cm.TrênDClấy điểm M sao cho DM = 1/3 DC.

a) Diện tích hình thang ABCD là:………………

b) Diện tích hình tam giác BMC là:…………….

 

        Bài 7: Viết tiếp vào chỗ chấm:

Diện tích phần tô đậm của hình vuông (hình vẽ bên)  

là:………………………………….

        Bài 8: Một bể kính nuôi cá cảnh dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,2m, chiều rộng 0,5m, chiều cao 0,8m (bể không có nắp). Hỏi người ta phải dùng bao nhiêu mét vuông kính để làm chiếc bể đó? (Phần mép dán không đáng kể).

Bài giải:

…………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

 

 

Các tin khác