Học mà không bao giờ cảm thấy đủ, là sự khôn ngoan. Dạy mà không bao giờ cảm thấy mệt mỏi, đó là tình yêu thương "

Ngày 05 tháng 02 năm 2025

 » Tài nguyên » Bài viết chuyên môn

Bài viết chuyên môn

Cập nhật lúc : 13:54 27/11/2020  

Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp tổ-Năm học 2020-2021

   PHÒNG GD&ĐT PHÚ LỘC             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  

TRƯỜNG TH VINH HƯNG 1                             Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

 
   

 

    Số: 71/KHSHCM-THVH1                                   Vinh Hưng, ngày 28 tháng 10 năm 2020

KẾ HOẠCH

 SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP TRƯỜNG, CẤP TỔ

NĂM HỌC 2020 - 2021

                                     

Căn cứ công văn số 1315/BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học;

Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2020 - 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Căn cứ công văn số 2003/SGDĐT-GDTH ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020 - 2021;

Căn cứ Công văn số 242/PGDĐT-TH ngày 23 tháng 4 năm 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Lộc về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn đối với cấp Tiểu học từ năm học 2020 – 2021;

Căn cứ Công văn số 573/BC-PGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Lộc về việc báo cáo Tổng kết năm học 2019-2020 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2020 – 2021;

Căn cứ Công văn số 600/PGDĐT-TH ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Lộc về việc tăng cường chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm giáo dục tiểu học năm học 2020 – 2021;

Căn cứ vào Kế hoạch số 57/KH-THVH1 ngày 02 tháng 10 năm 2020 của trường Tiểu học Vinh Hưng 1 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của Trường Tiểu học Vinh Hưng 1;

Nhằm tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn cấp trường và tại các tổ chuyên môn trong nhà trường, với mục tiêu đưa sinh hoạt chuyên môn trở thành hoạt động thường xuyên, có chất lượng, góp phần nâng cao năng lực cho tổ trưởng trong chỉ đạo chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học, kịp thời tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên, tạo cơ hội để mỗi giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục, Trường Tiểu học Vinh Hưng 1 xây dựng Kế hoạch hướng dẫn việc sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp tổ năm học 2020 - 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đưa sinh hoạt chuyên môn trở thành hoạt động thường xuyên, có chất lượng, tránh tổ chức một cách hình thức trong nhà trường cũng như các tổ chuyên môn.

- Kịp thời thời tháo gỡ những khó khăn về chuyên môn và có giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện của địa phương, nhà trường và các tổ chuyên môn.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học.

- Tạo mối quan hệ chia sẻ, học tập, giúp đỡ nhau giữa cán bộ quản lí và giáo viên giữa giáo viên và giáo viên, giữa các tổ, khối chuyên môn trong nhà trường và giữa các trường tiểu học trong cụm.

- Tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục tiểu học.

2. Yêu cầu

- Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới tổ chức lớp học, đổi mới đánh giá học sinh, điều chỉnh và phát triển tài liệu dạy học do chính cán bộ quản lí, giáo viên đề xuất, thống nhất và quyết tâm thực hiện.

- Hình thức sinh hoạt chuyên môn phải nắm vững các bước tiến hành trong buổi sinh hoạt chuyên môn.

- Nắm vững quy trình tổ chức chuyên đề cấp tổ, cấp trường và cấp cụm trường.

- Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở cấp tổ, cấp trường và cấp cụm trường phải đảm bảo cụ thể, thiết thực, hiệu quả, được tổ chức qua hoạt động cụ thể, thực tiễn, tránh tình trạng trình bày, báo cáo chỉ có tính chất lý thuyết.

- Khuyến khích các giáo viên sinh hoạt chuyên môn trực tuyến thông qua phần truy cập hệ thống internets.

II. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

1. Nội dung

Các nội dung cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn:

- Về phương pháp dạy học, trong đó tập trung nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học tích cực, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, phương pháp “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”….

- Về tổ chức nghiên cứu tài liệu hướng dẫn học, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.

- Về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo tinh thần Thông tư số 03 (hợp nhất giữa Thông tư số 30 và Thông tư số 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Về tổ chức hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học.

- Về giảng dạy các bộ môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Tiếng Anh, Tin học…

- Về dạy học theo hướng phân hoá học sinh, nâng cao chất lượng dạy học buổi 2/ngày.

- Rèn đọc, rèn chữ viết cho học sinh và phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”.

- Xây dựng, phản biện đề kiểm tra định kỳ, cách ghi chép lời nhận xét đánh giá học sinh trong vở, sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm và học bạ. Công tác nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, chuyên đề…

- Về tích hợp giảng dạy giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, giáo dục “Quyền và bổn phận trẻ em”, giáo dục “Kỹ năng sống”, giáo dục “Quốc phòng, an ninh”, giáo dục “Địa phương”, công tác “Đọc và chia sẻ sách”…Sử dụng tài liệu dạy học và thiết bị dạy học…

- Về tổ chức các tiết học ngoài trời, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trãi nghiệm sáng tạo.

Ngoài những nội dung sinh hoạt chuyên môn được đề cập đến ở trên, nhà trường và các tổ có thể lựa chọn những sáng kiến hay của giáo viên, tổ chuyên môn hoặc của các trường tiểu học để tổ chức sinh hoạt chuyên môn qua chuyên đề (hoặc hội thảo). Việc phổ biến, nhân rộng những sáng kiến cần tổ chức qua hoạt động thực tiễn dạy và học.

Căn cứ vào các nội dung trên và tình hình thực tế của nhà trường từng tổ, lớp, để xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường và cụm trường, trong đó chú trọng đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học và đánh giá học sinh tiểu học. Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn phải thiết thực, khả thi và giải quyết được các khó khăn, vướng mắc trong chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Hình thức sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường

2.1. Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề

a) Mục đích, ý nghĩa

  - Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các giáo viên để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình. tạo động lực làm việc cho giáo viên, phát huy vai trò tự chủ của giáo viên trong chuyên môn.

-  Phát huy tốt vai trò của tổ trưởng chuyên môn, phân công nhiệm vụ hợp lý, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi giáo viên trong tổ, tăng cường khả năng làm việc nhóm và sự hợp tác của các giáo viên trong tổ.

- Tăng cường quá trình tự học, tự bồi dưỡng, động viên, khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm. Đặc biệt coi trọng và đề cao những năng lực riêng biệt của giáo viên trong giảng dạy, giáo dục.

b) Xây dựng các chuyên đề sinh hoạt ở tổ chuyên môn

- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của lớp và tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề, nội dung sinh hoạt chuyên đề cần bám sát vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và phải mang tính khả thi cao.

- Tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên (nhóm giáo viên) nghiên cứu và báo cáo chuyên đề, quy trình nghiên cứu chuyên đề ở tổ chuyên môn cần trải qua ba giai đoạn:

+ Lập kế hoạch.

+Triển khai kế hoạch.

+ Phân tích và chiêm nghiệm.

- Ở từng giai đoạn, tổ trưởng chuyên môn yêu cầu giáo viên (nhóm giáo viên) nghiên cứu phải có những hoạt động và việc làm cụ thể.

- Để các hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn được thuận lợi, khả thi và tranh thủ được các nguồn lực cần thiết từ nhà trường, tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề và trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt.

- Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề phải được trình bày rõ ràng về thời gian (tháng, ngày, giờ), nội dung (mục tiêu, chủ đề, hình thức, tài liệu), nhân lực (người phụ trách, người thực hiện, người hỗ trợ), địa điểm, thành phần tham dự,…

Để tổ chức một hoạt động sinh hoạt chuyên đề có hiệu quả, yêu cầu bắt buộc phải thiết kế được các hoạt động một cách khoa học theo các bước sau:

Bước 1:  Công tác chuẩn bị

- Dự kiến nội dung công việc, tiến trình hoạt động.

- Dự kiến những phương tiện, thiết bị cần cho hoạt động.

- Dự kiến nhiệm vụ của từng thành viên và thời gian hoàn thành công việc.

Bước 2: Điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề

- Lựa chọn thời gian và tiến hành đúng theo thời gian đã chọn.

- Tổ trưởng chuyên môn điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề: Xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, công bố chương trình, cách triển khai, định hướng thảo luận rõ ràng. Nêu rõ nguyên tắc làm việc, khơi gợi các ý kiến phát biểu của đồng nghiệp, biết chẻ nhỏ vấn đề thảo luận bằng những câu hỏi dẫn dắt hợp lý, lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu của các thành viên tham dự.

- Các thành viên được phân công viết các chuyên đề báo cáo nội dung.

Bước 3: Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề.

- Tổ trưởng chuyên môn đánh giá những ưu điểm và tồn tại của chuyên đề, phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chuyên đề trong thực tế giảng dạy.

2. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

a) Mục đích, ý nghĩa

- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập.

- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuậtdạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau  khi dự giờ.

- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: Cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh, tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.

b) Việc sinh hoạt tổ chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học

- Sinh hoạt tổ chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học cần được thực hiện theo quy trình 4 bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu.

- Giáo viên cần xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học), đảm bảo phù hợp với trình độ của học sinh, năng lực chuyên môn của giáo viên.

- Các giáo viên trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn...Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập và các tình huống xảy ra và cách xử lý (nếu có)…

- Tổ trưởng chuyên môn giao cho giáo viên trong nhóm soạn giáo án của bài học nghiên cứu, trao đổi với các thành viên trong tổ để chỉnh sửa lại giáo án. Các thành viên khác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành bài học nghiên cứu.

Bước 2: Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ.

- Sau khi hoàn thành giáo án của bài học nghiên cứu chi tiết, một giáo viên sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu bài giảng minh họa ở một lớp học cụ thể, các giáo viên còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học.

- Giáo viên dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc sau:

+ Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa. Khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm của học sinh, những khó khăn vướng mắc, thái độ tình cảm của học sinh...Quan sát tất cả đối tượng học sinh, không được “bỏ rơi” một học sinh nào.

+ Giáo viên cần từ bỏ thói quen đánh giá giờ qua hoạt động của giáo viên dạy, người dự cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của học sinh để tìm cách giải quyết.

+ Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của học sinh trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của học sinh.

+ hay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của giáo viên về học sinh trong từng hoàn cảnh khác nhau.

+ Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.

Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài giảng minh họa.

Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt chuyên môn, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn cần phát huy được vai trò, năng lực của người chủ trì, động viên toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa, cần nhấn mạnh những điểm nổi bật và không xếp loại giờ dạy.

Bước 4: Áp dụng.

Trên cơ sở bài giảng minh họa giáo viên nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, suy ngẫm áp dụng vào bài học hàng ngày cho phù hợp, đạt hiệu quả tốt.

3. Cách thức

a) Đối với sinh hoạt chuyên môn cấp tổ

- Thành phần: Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên và cán bộ phục vụ chuyên môn theo khối lớp. Sinh hoạt chuyên môn cấp tổ do tổ trưởng điều hành.

- Thời gian: Sinh hoạt chuyên môn cấp tổ được tổ chức ít nhất 2 lần/tháng.

- Một số lưu ý về cách thức tổ chức: Tổ trưởng chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp tổ với các công việc cụ thể như sau:

+ Thu thập ý kiến của các giáo viên trong tổ với những khó khăn, vướng mắc hoặc những kinh nghiệm hay trong quá trình tổ chức dạy học trong tuần để đưa vào kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ.

+ Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, căn cứ vào thực tiễn lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên môn.

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp tổ.

+ Thống  nhất những vấn đề cơ bản được rút ra từ buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức cho giáo viên vận dụng vào thực tiễn nhà trường. Thông qua biên bản sinh hoạt chuyên môn.

+ Báo cáo những nội dung cụ thể được ghi trong biên bản sinh hoạt chuyên môn cấp tổ với Ban giám hiệu nhà trường, đề xuất nội dung sinh hoạt chuyên môn cấp trường.

b) Đối với sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề cấp trường

- Thành phần: Cán bộ quản lý và giáo viên toàn trường. sinh hoạt chuyên môn cấp trường do Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó phụ trách chuyên môn điều hành.

- Thời gian: Sinh hoạt chuyên môn cấp trường được tổ chức 1 lần/tháng (cần tập trung trong thời gian học kỳ 1).

- Một số lưu ý về cách thức tổ chức:

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp tổ.

- Tổ trưởng hoặc tổ phó phụ trách chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp tổ với các công việc cụ thể như sau:

+ Thu thập ý kiến của các tổ viên với những khó khăn, vướng mắc hoặc những kinh nghiệm hay trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp tổ để đưa vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của  tổ trong lần sinh hoạt chuyên môn.

+ Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn, căn cứ vào thực tiễn và dựa vào đề xuất của các tổ viên để lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên môn.

+ Thống nhất những vấn đề cơ bản được rút ra từ buổi sinh hoạt chuyên môn cấp tổ. Thông qua biên bản sinh hoạt chuyên môn cấp tổ.

+ Mỗi tổ chuyên môn tổ chức 02 chuyên đề/năm học.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp trường.

Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp trường với các công việc như sau:

+ Thu thập ý kiến của các tổ với những khó khăn, vướng mắc hoặc những kinh nghiệm hay trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường để đưa vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường trong tháng.

+ Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, căn cứ vào thực tiễn và dựa vào đề xuất của các tổ chuyên môn để lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên môn cấp trường.

+ Thống nhất những vấn đề cơ bản được rút ra từ buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường. Thông qua biên bản sinh hoạt chuyên môn cấp trường.

+ Trường tổ chức 03 chuyên đề/năm học (bố trí theo các nhóm khối 1, khối 2+3, khối 4+5).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các nhà trường và tổ chuyên môn

a) Đối với nhà trường

Dự kiến nội dung chuyên đề cấp trường.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn nghiêm túc thường xuyên, hiệu quả thiết thực. Báo cáo kết quả và lưu trữ hồ sơ sinh hoạt chuyên trong năm học cụ thể:

TT

Chuyên đề

Chỉ đạo

Tổ chức

Chỉ đạo thực hiện

Thời gian

1

Tiếng Việt  và Toán lớp 1

CTGDPT 2018

Ban giám hiệu

Giáo viên           tổ 1

Lê Thị Phô

Tuần 08

Tuần 26

2

Phương pháp dạy học “Phát huy tính tích cực của học sinh”

Phương pháp dạy học “Lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm”

Ban giám hiệu

Giáo viên            tổ 2

Phạm Thị Tuyết Nhung

 

Tuần 11

Tuần 21

3

Phương pháp dạy học “Phát huy tính tích cực của học sinh”

Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”

Ban giám hiệu

Giáo viên            tổ 3

Nguyễn Thị Cẩm Tú

Tuần 10

Tuần 24

4

Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”

Phương pháp dạy học “Lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm”

Ban giám hiệu

Giáo viên            tổ 4

 

Nguyễn Thị Tường Vi

 

Tuần 15

5

Phương pháp dạy học “Lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm”

Phương pháp dạy học “Tích hợp trò chơi để phát triển năng lực của học sinh”

Ban

giám hiệu

 

Giáo viên            tổ 5

 

 

Mai Thị Kim Huy

 

Tuần 13

 

 

Tuần 20

6

Phương pháp “Dạy học Mĩ thuật đa phương tiện”

Phương pháp dạy học “Lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm”

Ban giám hiệu

Giáo viên            tổ bộ môn

Hoàng Bảo Quốc

Tuần 13

Tuần 21

- Giáo viên tổ bộ môn căn cứ kế hoạch, nội dung sinh hoạt của cụm trường, báo cáo Ban giám hiệu để thực hiện theo kế hoạch của cụm.

b) Trách nhiệm của các tổ trưởng chuyên môn

- Căn cứ tình hình thực tế của lớp, tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn, trong kế hoạch cần có các thông tin: Thời gian, thành phần và số lượng tham dự, nội dung sinh hoạt.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, nghiêm túc thường xuyên. Chủ động tham gia sinh hoạt chuyên môn thiết thực, hiệu quả, báo cáo kết quả và lưu trữ hồ sơ sinh hoạt chuyên trong năm học.

- Các tổ trưởng chuyên môn chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cấp tổ theo từng tuần, đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Báo cáo với nhà trường những vấn đề cần hỗ trợ, giải quyết.

- Phân công chuẩn bị, tổ chức chuyên đề.

Trên đây là kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp tổ năm học 2020 - 2021, yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch của tổ nhằm triển khai sinh hoạt chuyên môn theo kế hoạch của nhà trường đề ra. Trong quá trình thực hiện, có gì khó khăn vướng mắc, đề nghị các tổ báo cáo về bộ phận chuyên môn nhà trường để kịp thời hỗ trợ, giải quyết./.

Nơi nhận:                                                           

- Phòng GD&ĐT: (Để b/c)

- Ban GH: (Để c/đ);

- Các Tổ CM: (Để t/h);

-  Lưu: VT,CM.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Mai Công Phước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC CÁC CHUYÊN ĐỂ

ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC THEO HÌNH THỨC

SINH HOẠT CHUIYÊN MÔN DỰA THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

TT

Chuyên đề

Chỉ đạo

Tổ chức

Chỉ đạo và thực hiện

Thời gian

1

Môn              Tiếng Việt         lớp 1

Theo “Chương trình GDPT 2018”

Ban giám hiệu

Giáo viên           tổ 1

Lê Thị Phô                         (Tổ trưởng)

Nguyễn Thị Mộng Hiền (Dạy minh họa)

Bài: ôi – ơi.

Tuần 8

2

Môn Toán      lớp 1

Theo “Chương trình GDPT 2018”

Ban giám hiệu

Giáo viên           tổ 1

Lê Thị Phô                         (Tổ trưởng)

Nguyễn Thị Bé               (Dạy minh họa)

Bài: Ngưỡng cửa

Tuần 26

3

Môn Tập đọc lớp 2

Phương pháp dạy học “Phát huy tính tích cực của học sinh”

Ban giám hiệu

Giáo viên            tổ 2

Phạm Thị Tuyết Nhung (Tổ trưởng)

Phạm Thị Tuyết Nhung (Dạy minh họa)

 

Bài: Cây xoài của ông em

Tuần 11

4

Môn LTVC lớp 2

Phương pháp dạy học “Lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm”

Ban giám hiệu

Giáo viên            tổ 2

Phạm Thị Tuyết Nhung (Tổ trưởng)

Nguyễn Thị Ngọc Ánh (Dạy minh họa)

 

Bài: Từ ngữ về chim chóc.

Đặt và trả lời câu hỏi. ở đâu

Tuần 21

5

Môn Tập đọc lớp 3

Phương pháp dạy học “Phát huy tính tích cực của học sinh”

Ban giám hiệu

Giáo viên            tổ 3

Nguyễn Thị Cẩm Tú (Tổ trưởng)

Phan Thị Gia Tiên  (Dạy minh họa)

 

Bài Quê hương

Tuần 10

6

Môn TNXH lớp 3

Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”

Ban giám hiệu

Giáo viên            tổ 3

Nguyễn Thị Cẩm Tú (Tổ trưởng)

Nguyễn Thị Cẩm Tú (Dạy minh họa)

 

Bài: Quả

Tuần 24

7

Môn Khoa học lớp 4

Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”

Ban giám hiệu

Giáo viên            tổ 4

Nguyễn Thị Tường Vi          (Tổ trưởng)

Nguyễn Nhật Quang      (Dạy minh họa)

Bài: Một số cách làm sạch nước háng Tuần 15

8

Môn

Tiếng Việt      lớp 4

Phương pháp dạy học “Lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm”

Ban giám hiệu

Giáo viên            tổ 4

Nguyễn Thị Tường Vi          (Tổ trưởng)            Nguyễn Thị Tường vi      (Dạy minh họa)

 

Bài: Cánh diều tuổi thơ

Tuần 15

9

Môn Tập làm văn lớp 5

Phương pháp dạy học “Lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm”

Ban giám hiệu

Giáo viên            tổ 5

Mai Thị Kim Huy             (Tổ trưởng)           

Hầu Thị Ngọc Mai    (Dạy minh họa)        

Bài: Luyện tập tả người. Tả ngoại hình

Tuần 13

10

Môn LTVC lớp 5

Phương pháp dạy học “Tích hợp trò chơi để phát triển năng lực của học sinh”

Ban giám hiệu

Giáo viên            tổ 5

Mai Thị Kim Huy             (Tổ trưởng)           

Mai Thị Kim Huy             (Dạy minh họa)        

Bài: Mở rộng vốn từ Công dân

Tuần 20

11

Môn Mĩ thuật lớp 4

Phương pháp “Dạy học Mĩ thuật đa phương tiện”

Ban giám hiệu

Giáo viên            tổ bộ môn

Hoàng Bảo Quốc                (Tổ trưởng)                     Hoàng Bảo Quốc                (Dạy minh họa)

 

 

Quy trình “Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn”

Chủ đề:5 Sự chuyển động của dáng người

Tuần 13

12

Môn Âm nhạc lớp 5

Phương pháp dạy học “Lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm”

Ban giám hiệu

Giáo viên            tổ bộ môn

Hoàng Bảo Quốc                (Tổ trưởng)

Trần Thị Thùy Dung (Dạy minh họa)                   

Bài: Ôn tập - Tập đọc nhạc số 3; số 4; Kể chuyện âm nhạc

Tuần 15