Một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi "

Ngày 05 tháng 02 năm 2025

 » Tài nguyên » Bài viết chuyên môn

Bài viết chuyên môn

Cập nhật lúc : 13:56 27/11/2020  

Kế hoạch dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột - Năm học 2020 - 2021

PHÒNG GD&ĐT PHÚ LỘC

TRƯỜNG TH VINH HƯNG 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số: 66/KH-THVH1

                 Vinh Hưng, ngày 23 tháng 10 năm 2020

KẾ HOẠCH

Thực hiện dạy học phương pháp “Bàn tay nặn bột”

 Năm học 2020 – 2021

 
   

 

         Căn cứ công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác.

         Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 24/8/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2020 - 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

         Căn cứ công văn số 2003/SGDĐT-GDTH ngày 10/9/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học  2020 - 2021;

         Căn cứ Công văn số 579/BC-PGDĐT-TH ngày 17 tháng 9 năm 2020 của Phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc về báo cáo tổng kết năm học 2019 - 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2020-2021 cấp tiểu học;

         Căn cứ Kế hoạch số 57/KH-THVH1 ngày 02 tháng 10 năm 2020 của trường Tiểu học Vinh Hưng 1 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 – 2021;

         Căn cứ vào tình hình và điều kiện thực tế của nhà trường. Trường Tiểu học Vinh Hưng 1 xây dựng kế hoạch thực hiện dạy học phương pháp “Bàn tay nặn bột”, năm học 2020 – 2021 với những nội dung sau:

           II. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

           1. Nâng cao kiến thức và kỹ năng của giáo viên trong công tác dạy học; tạo điều kiện cho giáo viên từng bước vận dụng phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” để thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học ở một số môn học trong năm học 2020 - 2021.

           2. Thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học; Tự nhiên và Xã hội…trong nhà trường qua việc từng bước xây dựng và hình thành cho học sinh hứng thú khám phá và thực hành khoa học; kỹ năng nắm bắt, tái tạo và tiếp thu kiến thức một cách bền vững, góp phần phát triển tư duy khoa học, tư duy ngôn ngữ và kỹ năng hợp tác trong học tập.

           3. Đẩy mạnh phong trào đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; tạo điều kiện cho giáo viên trong Nhà trường vận dụng phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” để tổ chức dạy học ở một số môn học gắn với kinh nghiệm sống của học sinh.

          III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

          1. Quy mô trường lớp:                               

1.1. Học sinh

- Tổng số học sinh: 438 em/219 nữ/14 lớp. 

1.2. Đội ngũ

- Tổng số CBGV-NV: 28 ngừời. Trong đó: CBQL 2, Nhân viên: 04. Giáo viên TPT Đội: 01: Giáo viên giảng dạy các môn đặc thù: 04. Giáo viên đứng lớp: 17.

- 100%  giáo viên đều đạt trình độ trên chuẩn.

          2. Thuận lợi, khó khăn:

2.1. Thuận lợi

- Nhà trường có điều kiện cơ sở vật chất khá đầy đủ, đồng bộ và hiện đại đảm bảo việc dạy và học.

- Đội ngũ giáo viên rất tâm huyết, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn vững vàng, chịu khó trong việc tìm tòi nghiên cứu tài liệu, thiết kế bài dạy.

- Thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Phú Lộc. Đặc biệt, được sự đồng tình, hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh.

2.2. Khó khăn

Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” đòi hỏi điều kiện trang thiết bị dạy học như: Các dụng cụ làm thí nghiệm, thực hành phải đầy đủ, song thực tế hiện nay ở Nhà trường, trang thiết bị thí nghiệm chưa đáp ứng được nhu cầu của phương pháp mới này. Mặt khác, khi dạy các giáo viên phải chuẩn bị công phu, một thí nghiệm có thể phải làm lại vài lần, mất nhiều thời gian và tốn kém khá nhiều kinh phí nên tâm lý còn ngại thực hiện.

          IV. NỘI DUNG VÀ  KẾ HOẠCH TỔ CHỨC

          1. Nội dung

          Lựa chọn nội dung bài dạy theo các chủ đề dạy học, vận dụng dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong môn TN&XH lớp 1,2,3, môn Khoa học lớp 4,5.

          2. Hình thức tổ chức

          2.1. Đối với nhà trường

          - Tổ chức triển khai nhắc lại chuyên đề nội dung phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” ngay đầu năm học mới.

          - Xây dựng các tiết dạy, thảo luận, rút kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn do nhà trường hoặc tổ khối tổ chức.

          2.3.  Đối với tổ chuyên môn

          - Rà sóat chương trình, lựa chọn nội dung và lên kế hoạch giảng dạy vận dụng phương pháp dạy học“Bàn tay nặn bột”. Phân công cho tất cả giáo viên trong các tổ đều được dạy và mỗi giáo viên phải dạy được tối thiếu 2 tiết/2 chủ đề/năm.

         - Mỗi giáo viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và năng lực chuyên môn để tiến hành soạn giáo án và giảng dạy có sử dụng phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”, có thể chọn 1 (hoặc 2 bài).  Các bài dạy phải được đưa ra thảo luận, rút kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối.

          2.2. Đối với giáo viên

          - Giáo viên có thể lựa chọn một hoặc một số chủ đề, bài học để dạy theo phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”, (mỗi giáo viên có ít nhất 2 bài dạy/năm).

          - Kế hoạch dạy học được soạn riêng và nộp về chuyên môn nhà trường phê duyệt và lưu trữ.     

           3. Một số bài dạy giáo viên có thể lựa chọn để thực hiện

           Lớp 1: Sẽ có hướng dẫn sau

Tuần

Môn

Bài dạy

Lớp

Ghi chú

Tuần 25

TNXH

Một số loài cây sống ở trên cạn

2

Tuần 24

TNXH

Cây sống ở đâu

2

Tuần 27

TNXH

Loài vật sống ở đâu

2

Tuần 25

TNXH

Một số loài cây sống ở trên cạn

2

Tuần 27

TNXH

Loài vật sống ở đâu

2

Tuần 25

TNXH

Một số loài cây sống ở trên cạn

2

Tuần 27

TNXH

Loài vật sống ở đâu

2

Tuần 20

TNXH

Thực vật

3

Tuần 20

TNXH

Lá cây

3

Tuần 21

TNXH

Thân cây

3

Tuần 22

TNXH

Rễ cây

3

Tuần 24

TNXH

Hoa

3

Tuần 24

THXH

Quả

3

Tuần 30

TNXH

Trái đất và quả địa cầu

3

Tuần 10

Khoa học

Nước có những tính chất gì?

4

Tuần 29

Khoa học

Thực vật cần gì để sống

4

Tuần 11

Khoa học

Ba thể của nước

4

Tuần 15

Khoa học

Một số cách làm sạch nước

4

Tuần 19

Khoa học

Gió nhẹ, gió mạnh,phòng chống bão

4

Tuần 15

Khoa học

Làm thế nào để biết có không khí

4

Tuần 18

Khoa học

Không khí cần cho sự sống

4

Tuần 13

Khoa học

Đá vôi

5

Tuần 18

Khoa học

Sự chuyển thể của chất

5

Tuần 13

Khoa học

Đá vôi

5

Tuần 18

Khoa học

Hổn hợp

5

Tuần15

Khoa học

Thủy tinh

5

Tuần 19

Khoa học

Dung dịch

5

          4. Một số bài dạy giáo viên đăng ký giảng dạy trong năm học 2020 – 2021 (Có phụ lục đính kèm)

          V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Xác định việc triển khai giảng dạy phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” là nhiệm vụ quan trọng, vì vậy, Nhà trường đã tập trung mọi sự ưu tiên để triển khai các chuyên đề về lý thuyết và dự giờ, thao giảng cho 100% giáo viên của trường được tiếp thu, trao đổi và đúc rút kinh nghiệm. Tất cả giáo viên trong Nhà trường đã được tiếp thu một cách đầy đủ về phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”, khái niệm về phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”, những ưu điểm và hạn của chế của phương pháp này. Cách tổ chức lớp học, tiến trình các bước lên lớp của một tiết dạy... Sau mỗi buổi dự giờ, thao giảng, sẽ tổ chức sinh hoạt nhằm trao đổi rút kinh nghiệm kịp thời cho mỗi tiết dạy.

           - Chuyên môn nhà trường đã cùng với các tổ trưởng rà soát, thống kê các tiết học sử dụng được phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” ở môn TN&XH lớp 1,2,3 và môn Khoa học lớp 4,5. Hướng dẫn giáo viên ghi lại lưu ý về những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện ở mỗi bài, mỗi chương cụ thể để thống nhất cách thực hiện trong toàn tổ, khối.

- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn để đánh giá việc thực hiện dạy học phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo từng phần, từng bài, từng chương, của môn TN&XH lớp 1,2,3, Khoa học lớp 4,5.

          - Giáo viên rà soát chương trình, lựa chọn nội dung và lên kế hoạch giảng dạy vận dụng phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”.

          - Kế hoạch dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” của tổ chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện.

          - Giáo viên thực hiện soạn giảng theo phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” theo nội dung đã lựa chọn thể hiện ra trong soạn giảng cùng với tổ khối sẽ tiến hành dự giờ, nắm tình hình và đánh giá kết quả giảng dạy ở từng tổ khối.

          - Nội dung, hình thức và kết quả, hiệu quả các tiết dạy phải được khối ghi nhận thông qua công tác dự giờ, thăm lớp và trao đổi, đúc rút kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn.

          - Nhà trường thường xuyên chỉ đạo việc sinh hoạt chuyên môn, thông qua dự giờ, tổ chức hội thảo… cấp trường, đánh giá rút kinh nghiệm việc triển khai phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” của các tổ chuyên môn; khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng. Về thời gian chuẩn bị và tổ chức thực hiện bài dạy, hỗ trợ kinh phí làm thiết bị, đồ dùng dạy học…cho giáo viên. Có hình thức động viên, khen thưởng các giáo viên tích cực áp dụng phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” đạt kết quả tốt.

          - Yêu cầu các tổ khối chuyên môn, giáo viên và các bộ phận liên quan thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch của Nhà trường. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ trưởng cần  phản ánh kịp thời với Ban giám hiệu để có sự điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

             VI. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

           - Để giáo viên thuận lợi hơn trong việc áp dụng đại trà phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”, kính đề nghị các cấp, ngành tiếp tục quan tâm hỗ trợ các trang thiết bị dạy học, trong đó quan tâm tới các dụng cụ thí nghiệm và thực hành để phát huy có hiệu quả phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” trong thời gian tới.

          - Cần có kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn trường, cụm liên trường để giáo viên có cơ hội được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, nhằm thực hiện tốt nhất phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” để nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và dạy học các môn TN&XH, môn Khoa học ở trường tiểu học nói riêng.

          Trên đây là kế hoạch tổ chức thực hiện dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” năm học 2020 – 2021 của trường Tiểu học Vinh Hưng 1, đề nghị các thầy cô nghiên cứu để thực hiện đạt hiệu quả cao./.

 

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT: Đề b/c;

- BGH, các tổ CM

- Lưu: VTCM.

                   HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

                   Mai Công Phước

 

 

 

 

 

 

DANH SÁCH GIÁO VIÊN ĐĂNG KÝ BÀI DẠY

THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “BÀN TAY NẶN BỘT”

NĂM HỌC 2020 – 2021

(Đề nghị quý thầy cô các tổ cập nhật số tiết đăng kí dạy “Bàn tay nặn bột”)

 

TT

Giáo viên

Môn

Bài

Lớp

Tuần

1

Lê Thị Phô

 

1

 

 

1

 

2

Nguyễn Thị Bé

 

1

 

 

1

 

3

Nguyễn Thị Mộng Hiền

 

1

 

 

1

 

4

Trần Thị Kim Oanh

 

2

 

 

2

 

5

Phạm Thị Tuyết Nhung

 

2

 

 

2

 

6

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

 

2

 

 

2

 

7

Nguyễn Thị Cẩm Tú

 

3

 

 

3

 

8

Phan Thị Gia Tiên

 

3

 

 

3

 

9

Lê Thanh Toàn

 

3

 

 

3

 

10

Nguyễn Thị Tường Vi

 

4

 

 

4

 

11

Lê Văn Dõng

 

4

 

 

4

 

12

Nguyễn Nhật Quang

 

4

 

 

4

 

13

Mai Thị Kim Huy

 

5

 

 

5

 

14

Hầu Thị Ngọc Mai

 

5

 

 

5

 

 

                                                                   HIỆU TRƯỞNG

 

 

                                                                                           Mai Công Phước