Học vấn không có quê hương, người học phải có tổ quốc ''

Ngày 05 tháng 02 năm 2025

 » Thông báo

Thông báo

Cập nhật lúc : 09:21 13/05/2022  

Hướng dẫn bình xét Thi đua năm học 2021-2022

UBND HUYỆN PHÚ LỘC

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 
   

 


Số:    354  /HD-PGDĐT

V/v hướng dẫn bình xét thi đua

năm học 2021-2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Phú Lộc, ngày 11 tháng 5 năm 2022

Kính gửi: Các trường trực thuộc.

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Thông tư số 21/2020/TT-BGDĐT ngày 31/7/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục; Quyết định số 63/2019/QĐ-UBND ngày 09/10/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng; Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 của UBND huyện Phú Lộc ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng; Công văn số 1637/UBND-TĐKT ngày 11/5/2022 của UBND huyện về việc hướng dẫn bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng và đăng ký danh hiệu thi đua ngành Giáo dục và Đào tạo huyện, Phòng GD&ĐT hướng dẫn một số nội dung liên quan đến bình xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2021-2022 như sau:

I. HỒ SƠ KHEN THƯỞNG

Trên cơ sở danh sách đăng ký danh hiệu thi đua hàng năm, các đơn vị tổ chức họp bình xét đề nghị công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng cho những cá nhân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác. Hồ sơ gồm:

1. Hồ sơ chung của trường: 01 bộ

- Tờ trình đề nghị xét thi đua khen thưởng.

- Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng về bình xét thi đua (kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua, khen thưởng của đơn vị phải có số phiếu đồng ý của các thành viên Hội đồng từ 90% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản). Kèm danh sách đề nghị công nhận danh hiệu thi đua – khen thưởng. (Mẫu kèm theo)

- Biên bản họp Hội đồng Sáng kiến (kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm cơ sở, sáng kiến được công nhận phải có số điểm từ 80 điểm trở lên (trừ các trường hợp được đặc cách) và phải có số phiếu đồng ý từ 80% trở lên của các thành viên Hội đồng, tính trên tổng số thành viên Hội đồng cấp đó (nếu vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản). (kèm danh sách)

Hội đồng sáng kiến do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng các cấp gồm những thành viên có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến và các thành viên khác (nếu cần thiết). Hội đồng sáng kiến có nhiệm vụ giúp người đứng đầu công nhận sáng kiến được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả để làm căn cứ đề nghị xét tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp và đề nghị các hình thức khen thưởng theo quy định.

- Danh sách cá nhân được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2021-2022. (Mẫu kèm theo)

- Bảng tổng hợp danh hiệu thi đua khen thưởng. (Mẫu kèm theo)

- Danh sách cá nhân vi phạm kỷ luật, vi phạm chính sách DS-KHHGĐ, DS không hoàn thành nhiệm vụ (mẫu kèm theo)

* Lưu ý: Tất cả các mẫu danh sách, bảng tổng hợp tại mục hồ sơ chung của đơn vị được gửi kèm tại file excel Mẫu các loại danh sách cuối năm 2021-2022.xlsx. Các đơn vị sử dụng file này để nhập thông tin, in hồ sơ giấy và email về Phòng GD&ĐT qua địa chỉ ttan.phuloc@hue.edu.vn.

2. Hồ sơ khen thưởng tập thể: 01 bộ đối với cấp huyện khen thưởng, 02 bộ đối với cấp tỉnh và cấp trung ương khen thưởng, 07 bộ đối với khen thưởng cấp Nhà nước khen thưởng gồm:

- Báo cáo thành tích tập thể kèm thông tin minh chứng là các danh hiệu thi đua những năm trước được đóng vào tập (lưu ý không tính các hình thức khen thưởng phong trào). (Mẫu số 01 – đính kèm)

3. Hồ sơ khen thưởng cá nhân: 01 bộ đối với cấp huyện khen thưởng, 02 bộ đối với cấp tỉnh, cấp bộ khen thưởng; 07 bộ đối với khen thưởng cấp Nhà nước khen thưởng gồm:

- Báo cáo thành tích cá nhân kèm thông tin minh chứng là các danh hiệu thi đua những năm trước được đóng vào tập (lưu ý không tính các hình thức khen thưởng phong trào). (Mẫu số 02 – đính kèm))

- Báo cáo Sáng kiến, Phiếu nhận xét, đánh giá đề tài khoa học, sáng kiến (theo mẫu của Hướng dẫn số 164/HD-HĐKHSK ngày 17/10/2018 của Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh Thừa Thiên Huế về xét duyệt, công nhận sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học - Đính kèm). Phiếu đánh giá SKKN kẹp vào sau SKKN, không đóng vào tập).

Các cá nhân được đặc cách công nhận CSTĐ cơ sở, CSTĐ cấp tỉnh (không viết báo cáo SKKN)  phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ (giấy chứng nhận giáo viên đạt giải nhất, nhì ba các cuộc  thi giáo viên dạy giỏi, quyết định hoặc kế hoạch phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, quyết định công nhận học sinh giỏi …) kẹp vào sau báo cáo thành tích. Các trường hợp đặc cách công nhận Chiến sĩ thi đua cơ sở thực hiện theo Công văn số 1636/UBND-NV ngày 11/5/2022 của UBND huyện về hướng dẫn các trường hợp đặc cách công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở (đính kèm); Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh thực hiện theo điểm 5.2 phần II Hướng dẫn số 164/HD-HĐKHSK ngày 17/10/2018 của Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Bản photo phiếu đánh giá công chức, viên chức năm học 2021-2022 được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (kẹp sau báo cáo thành tích).

- Quyết định công nhận sáng kiến kinh nghiệm (kẹp sau báo cáo thành tích). (Mẫu tham khảo đính kèm)

* Lưu ý: Hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh và khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 10 Quyết định số 63/2019/QĐ-UBND ngày 09/10/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Mục IV Hướng dẫn số 156/HD-HĐTĐKT ngày 22/10/2019 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC

- Cờ thi đua của UBND tỉnh xét tặng cho các đơn vị xuất sắc tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua của khối thi đua, mỗi khối đề nghị 01 Cờ. Tiêu chí xét tặng được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 63/2019/QĐ-UBND ngày 09/10/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và điểm b, khoản 1, mục IV Hướng dẫn số 156/HD-HĐTĐKT ngày 22/10/2019 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đối với hồ sơ thi đua đề nghị UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, ngoài báo cáo bằng văn bản giấy cho Phòng GD&ĐT, các đơn vị gửi văn bản điện tử qua hộp thư công vụ: ttlthanh.phuloc@thuathienhue.gov.vn gồm: báo cáo thành tích, báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm, scan các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

- Trong Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, toàn quốc: quyết định công nhận đề tài, sáng kiến của đơn vị, phiếu chấm điểm của Hội đồng Sáng kiến kinh nghiệm đơn vị không đóng vào quyển, chỉ kẹp ở trang cuối của báo cáo.

- Tập thể, cá nhân đề nghị thi đua cấp tỉnh ngoài nộp hồ sơ đề nghị cấp tỉnh còn phải nộp hồ sơ đề nghị thi đua cấp cơ sở theo đúng quy định. Ví dụ: Đề nghị công nhận tập thể LĐXS phải nộp hồ sơ đề nghị tập thể LĐTT.

III. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ KHEN THƯỞNG

Các trường lập hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu thi đua – khen thưởng năm học 2021-2022 nộp về Phòng trước ngày 20 tháng 5 năm 2022.

Đề nghị các trường thực hiện nghiêm túc nội dung Công văn này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các trường phản hồi về bộ phận Thi đua – Khen thưởng của Phòng (qua ông Trần Tân – Số ĐT: 0914426295) để được giải quyết./. 

Nơi nhận:

- UBND huyện: để báo cáo;

- Phòng Nội vụ;

- LĐ và CV PGD&ĐT;

- Lưu: VT.

TRƯỞNG PHÒNG

 

 

 

 

Cái Thị Cẩm Hương

 


 Mẫu số 011

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

…, ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ KHEN …….2
(Mẫu báo cáo này áp dụng đối với tập thể)

 
   

 


Tên tập thể đề nghị
(Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm, tình hình:

- Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử;

- Quá trình thành lập và phát triển;

- Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể3

2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao.

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ.

Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp công tác, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước4.

2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác.

3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước5.

4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể6.

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG7

            1. Danh hiệu thi đua:

Năm

học

Danh hiệu

thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            2. Hình thức khen thưởng:

Năm

học

Hình thức

khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA CỦA PHÒNG GD&ĐT (Ký, đóng dấu)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)

 

XÁC NHẬN CỦA UBND HUYỆN
(Ký, đóng dấu)

 

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA UBND TỈNH (trường hợp UBND tỉnh, TW khen)
(Ký, đóng dấu)

_________

1 Báo cáo thành tích 25 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Sao vàng, 10 năm đối với Huân chương Hồ Chí Minh, 10 năm đối với Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, 05 năm đối với Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công; 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 01 năm đối với Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh và Giấy khen; 01 năm đối với Tập thể lao động xuất sắc và Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh.

2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.

3 Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng …).

4 Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị), ví dụ:

- Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động … việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

- Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia, số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,…

- Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí, số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, …).

5 Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện …

6 Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể (kèm theo giấy chứng nhận hoặc quyết định công nhận).

7 Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).


Mẫu số 021

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

…, ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG …….2
(Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân)

 
   

 


I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

- Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt):

- Sinh ngày, tháng, năm:                                 Giới tính:

- Quê quán3:

- Trú quán:

- Đơn vị công tác:

- Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể):

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng:

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:

2. Thành tích đạt được của cá nhân4:

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG5

1. Danh hiệu thi đua:

Năm

học

Danh hiệu

thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

2. Hình thức khen thưởng:

Năm

học

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu)

NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

(Ký, đóng dấu)

 

XÁC NHẬN CỦA UBND HUYỆN
(Ký, đóng dấu)

XÁC NHẬN CỦA UBND TỈNH (trường hợp UBND tỉnh, TW khen)
(Ký, đóng dấu)

___________

[1] Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, 05 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động; 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 06 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, 03 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh; 02 năm đối với Bằng khen cấp bộ, cấp tỉnh; 01 năm đối với Chiến sĩ thi đua cơ sở và Giấy khen.

2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.

3 Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).

4 Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện …).

- Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động … việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

- Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,…

- Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, …).

- Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao.

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương …

5 Nêu các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

- Ghi rõ số quyết định công nhận danh hiệu thi đua trong 05 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ v.v…

- Đối với đề nghị phong tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua toàn quốc":

+ Ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm, ký quyết định của 02 lần liên tục được tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương" và 06 lần đạt danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cơ sở" trước thời điểm đề nghị;

+ Ghi rõ nội dung các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích trong quản lý, công tác hoặc đề tài nghiên cứu (tham gia là thành viên hoặc chủ nhiệm đề tài khoa học), có ý kiến xác nhận của Hội đồng sáng kiến, khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh (ghi rõ văn bản, ngày, tháng, năm) hoặc phải có giấy chứng nhận của Hội đồng kèm theo hồ sơ.

- Đối với báo cáo đề nghị phong tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương” ghi rõ thời gian 03 lần liên tục được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở" trước thời điểm đề nghị; các sáng kiến được cấp có thẩm quyền công nhận.


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN

 
   

 


Số:  164  /HD-HĐKHSK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
   

 


Thừa Thiên Huế, ngày  17  tháng 10 năm 2018

 

HƯỚNG DẪN

Về việc xét duyệt, công nhận sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày ngày 02/3/2012 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản có liên quan về công tác thi đua, khen thưởng;

Để công tác xem xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp (Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Chiến sĩ thi đua toàn quốc) và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước đúng với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh hướng dẫn việc xét, đánh giá, chấm điểm sáng kiến (gồm các giải pháp: kỹ thuật, quản lý, công tác, tác nghiệp và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật) hoặc đề tài nghiên cứu khoa học, với những nội dung sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Việc xét, công nhận sáng kiến thực hiện theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ.

2. Việc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng do Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, công nhận.

3. Công tác tổ chức xem xét, đánh giá sáng kiến để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng phải được thực hiện một cách chặt chẽ, khách quan, công khai, dân chủ và công bằng, thông qua việc nghiên cứu, thẩm định của Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp tỉnh, nhằm đảm bảo đúng quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

II. NỘI DUNG, TIÊU CHUẨN VÀ ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN

1. Khái niệm

Sáng kiến là những giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu… (gọi chung là giải pháp), nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu suất công tác và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Nội dung sáng kiến

Nội dung của sáng kiến phải được hình thành trong quá trình công tác hoặc nghiên cứu, cụ thể:

- Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm các lĩnh vực như: Nông nghiệp (giống cây trồng, giống vật nuôi và quy trình công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt…); công nghiệp (cơ cấu như sử dụng máy móc, thiết bị, công cụ lao động, sản phẩm, kết cấu công trình; chất như vật liệu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, chủng vi sinh, chế phẩm sinh học…); xây dựng (phương pháp khảo sát, thiết kế, thi công); y tế (phương pháp chẩn đoán, chữa bệnh cho người, động vật, thực vật…); giáo dục (đồ dùng dạy học, giáo án điện tử, phương pháp dạy học …); công nghệ thông tin (hệ thống mạng, LAN, WAN, Internet, an ninh mạng, ứng dụng phần mềm quản lý dùng chung…); thương mại, dịch vụ…

- Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc bao gồm: bố trí nhân lực, điều hành, hướng dẫn sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu…; điều hành kiểm tra, giám sát công việc kinh doanh (sản xuất, thương mại, dịch vụ), hành chính, sự nghiệp…

- Giải pháp tác nghiệp là phương pháp thực hiện thao tác nghiệp vụ trong công việc kinh doanh (sản xuất, thương mại, dịch vụ), trong công tác quản lý hành chính, sự nghiệp, trong đó có phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính (tiếp nhận, xử lý hồ sơ, đơn thư, tài liệu…); phương pháp thẩm định, giám định; phương pháp giảng dạy, huấn luyện…

- Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật tiên tiến hơn vào thực tiễn.

- Đề xuất chủ trương, chính sách mang tính chất là những biện pháp, phương hướng, cách thức của nhà quản lý được đề ra để giải quyết một vấn đề mang tính đặc thù của địa phương, đơn vị.

3. Điều kiện, tiêu chuẩn xem xét, đánh giá, chấm điểm sáng kiến

Sáng kiến để làm căn cứ xét tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn sau:

3.1. Điều kiện

- Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;

- Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực.

- Những sáng kiến có nội dung liên quan đến công việc thường xuyên mà nhiệm vụ chuyên môn phải làm, nếu không thể hiện đầy đủ được cả hai yếu tố trên thì không được xác định là sáng kiến để đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến các cấp xem xét.

* Các trường hợp sau đây không được công nhận là sáng kiến:

- Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;

- Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.

3.2. Tiêu chuẩn

3.2.1. Lý do chọn sáng kiến

Sáng kiến phải nêu được tính cấp thiết, tính thời sự, tính đổi mới…

3.2.2. Cách giải quyết vấn đề, nội dung của sáng kiến

a) Tính mới và sáng tạo

- Chưa được công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hay bất kỳ hình thức nào khác; Không trùng với nội dung của giải pháp đã đăng ký sáng kiến trước đó; Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến; Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.

- Đối với công tác đảng, quản lý nhà nước: Những sáng tạo trong việc xây dựng mới hoặc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn hoạt động của cơ quan, đơn vị, ngành trong toàn tỉnh; phương pháp tổ chức, điều hành, quản lý…; Những cơ chế, chính sách, quy trình xử lý công việc mang lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ; Những cải tiến, sáng kiến nhằm nâng cao công tác thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, công tác cải cách thủ tục hành chính…

- Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin: Là những sáng kiến về mức độ, quy mô,… trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động của các đơn vị so với trước đây.

- Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo: Sáng kiến là những phương pháp tổ chức, điều hành công tác dạy và học hoàn toàn mới, hoặc được cải tiến, đổi mới từ những phương pháp đã có từ trước; Các thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm và sử dụng có hiệu quả đem lại thành tích cao trong dạy và học.

- Đối với lĩnh vực y tế: Sáng kiến là những phương pháp tổ chức, điều hành, những biện pháp kỹ thuật chuyên môn,… hoàn toàn mới, hoặc được cải tiến, đổi mới từ những phương pháp đã có từ trước; Nâng cao hiệu quả thiết thực trong khám, điều trị bệnh và công tác y tế dự phòng.

- Đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ công ích: Là những cải tiến kỹ thuật hoặc giải pháp áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cao của đơn vị.

b) Khả năng áp dụng, nhân rộng

- Các giải pháp, biện pháp mang tính sáng tạo, tính xác thực, tính khoa học, tính khả thi cao, phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao… được Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh đánh giá đạt yêu cầu về khả năng triển khai, áp dụng trong thực tế công tác, sản xuất và kinh doanh và có thể nhân rộng.

- Cơ sở áp dụng:

+ Dễ chế tạo, dễ sử dụng (cơ cấu), dễ áp dụng (phương pháp);

+ Dễ phổ biến tuyên truyền ứng dụng;

+ Có khả năng áp dụng ở quy mô đại trà.

c) Hiệu quả áp dụng

Là khả năng mang lại lợi ích thiết thực nếu việc áp dụng giải pháp đó có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế (ví dụ nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật), hoặc lợi ích xã hội (ví dụ nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người).

- Về hiệu quả kinh tế: Là những lợi ích trực tiếp có thể thu được, hoặc tác động đến việc tạo ra lợi ích xã hội do áp dụng các sáng kiến đó vào việc điều hành, quản lý,  tổ chức, sản xuất, học tập và đời sống…

+ So sánh các chỉ tiêu tiết kiệm đạt được trên cơ sở kết quả thực tế sản xuất, thử nghiệm sáng kiến với giải pháp đã có trước đó.

+ Hoặc phân tích, đánh giá những lợi ích có thể đạt được khi sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn đời sống và sản xuất.

- Về hiệu quả xã hội: Được thể hiện dưới dạng cải thiện đời sống, bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành; nâng cao hiệu quả giảng dạy, cải thiện môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, góp phần đấu tranh chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, tránh lãng phí, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội…

3.2.3. Hình thức trình bày

Được thể hiện qua cách trình bày cấu trúc văn bản, ngôn ngữ, chính tả, văn phong và thể thức văn bản.

4. Thang điểm cho sáng kiến

Sáng kiến được các thành viên Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh thẩm định và chấm điểm theo thang điểm 100 gồm 3 tiêu chuẩn nêu trên (Kèm theo Phiếu nhận xét, đánh giá).

* Thang điểm cho sáng kiến cấp tỉnh:

TT

NỘI DUNG

ĐIỂM

ĐIỂM CỦA THÀNH VIÊN HĐKHSK CHẤM

1

Lý do chọn sáng kiến

(Nêu được tính cấp thiết, tính đổi mới của sáng kiến…)

10

2

Giải quyết vấn đề, nội dung của sáng kiến nêu ra

80

2.1.

Tính mới và sáng tạo

25

 

 

- Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên

21 - 25

- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ tốt

16 - 20

- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ khá

11 - 15

- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ trung bình

6 - 10

2.2.

Khả năng áp dụng, nhân rộng

25

 

 

- Có khả năng áp dụng cao trong toàn tỉnh

21 - 25

- Có khả năng áp dụng cao trong toàn ngành

16 - 20

- Có khả năng áp dụng cao trong đơn vị

11 - 15

2.3.

Hiệu quả áp dụng và phạm vi của sáng kiến

30

 

 

- Có hiệu quả cao trong toàn tỉnh

26 - 30

- Có hiệu quả cao trong toàn ngành

16 - 25

- Có hiệu quả cao trong đơn vị

11 - 15

3

Hình thức trình bày

(Cấu trúc, ngôn ngữ, chính tả, văn phong, thể thức văn bản…)

10

Trên cơ sở chấm điểm của các thành viên Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh, thư ký sẽ tổng hợp bằng hình thức cộng tổng điểm và chia cho tổng số các thành viên Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh tham gia chấm điểm để lấy điểm trung bình cộng và xếp loại.

5. Phân loại sáng kiến

Sáng kiến được đánh giá và phân thành 2 loại:

5.1. Các trường hợp áp dụng theo tiêu chuẩn

- Sáng kiến đạt yêu cầu: Những sáng kiến được các thành viên Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh đánh giá theo nhóm từ 80 điểm trở lên (trong đó, tổng số điểm ở mục 2 phải đạt tối thiểu là 65 điểm và không có tiêu chuẩn nào ở mục 2.1, 2.2, 2.3 dưới 15 điểm).

- Sáng kiến không đạt yêu cầu: Những sáng kiến được các thành viên Hội đồng đánh giá theo nhóm dưới 80 điểm hoặc từ 80 điểm trở lên nhưng tổng số điểm ở mục 2 đạt dưới 65 điểm hoặc có ít nhất 1 tiêu chuẩn ở mục 2.1, 2.2, 2.3 dưới 15 điểm.

5.2. Các trường hợp đặc cách công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh

5.2.1. Những cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau sẽ được đặc cách công nhận

- Đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích hoặc Huy chương Vàng, Bạc, Đồng trong các Hội thi, Hội diễn của bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, Quốc gia.

- Đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong Hội thi Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật hoặc Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc.

- Đạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng trong các cuộc thi đấu thể thao khu vực, Quốc tế.

- Được tặng Bằng Tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Thành viên tham gia (Chủ nhiệm và người trực tiếp tham gia nghiên cứu) đề tài nghiên cứu khoa học, dự án cấp tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nghiên cứu cấp quốc gia được nghiệm thu, công nhận đạt kết quả từ mức đạt trở lên trong giai đoạn xét công nhận danh hiệu (3 năm); tác giả sáng chế,  giải pháp hữu ích được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.

* Thời gian tính: Năm đạt giải, được nghiệm thu, công nhận hoặc 2 năm liền kề sau đó.

5.2.2. Ngoài ra, đối với ngành Giáo dục và Đào tạo những cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau sẽ được đặc cách công nhận

- Giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 01 học sinh, sinh viên đạt một trong các giải Nhất, Nhì, Ba hoặc Huy chương Vàng, Bạc, Đồng trong các kỳ thi Quốc gia, Quốc tế:

Cách tính: Có từ 01 học sinh, sinh viên trở lên trong một bộ môn đạt được các giải chỉ được tính thành tích xét cho 01 giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng.

- Tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa phổ thông đã được nghiệm thu.

- Giáo viên, giảng viên đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các Hội thi do cấp tỉnh, Bộ tổ chức liên quan chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo:

Các Hội thi được tính: Bao gồm các Hội thi do ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể cấp tỉnh, cấp Trung ương tổ chức có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo (không tính những Hội thi văn thể mỹ và tương đương).

* Thời gian tính: Năm đạt giải, được nghiệm thu, công nhận hoặc 2 năm liền kề sau đó.

III. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC

1. Những sáng kiến đạt yêu cầu hoặc các trường hợp đặc cách công nhận được các thành viên Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh bỏ phiếu đồng ý, đạt tỷ lệ từ 80% trở lên sẽ được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận sáng kiến (trừ các trường hợp đặc cách) được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả trên địa bàn tỉnh và để làm căn cứ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Chiến sĩ thi đua toàn quốc và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.

2. Các trường hợp được đặc cách phải nêu rõ thông tin được đặc cách trong báo cáo thành tích và đóng kèm theo bản photo Giấy chứng nhận, Quyết định hoặc biên bản nghiệm thu và các văn bản khác có liên quan.

3. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học để đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc phải do Hội đồng tư vấn Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh đánh giá, nghiệm thu từ mức đạt trở lên. Việc xét nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện theo Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

4. Việc công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học do người đứng đầu bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương xem xét, công nhận.

Trên đây là một số nội dung hướng dẫn thực hiện việc xét, đánh giá, chấm điểm sáng kiến, làm cơ sở xét, đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp và khen thưởng cấp Nhà nước hàng năm. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương, đơn vị phản ảnh về Sở Nội vụ (cơ quan thường trực của Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh) để tổng hợp trình Hội đồng nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi kịp thời./.

Nơi nhận:

- Hội đồng TĐKT Trung ương;

- Ban TĐKT Trung ương;

- Thường trực Tỉnh ủy;

- Thường trực HĐND tỉnh;

- UBND tỉnh: CT, các PCT;

- Thành viên Hội đồng TĐKT tỉnh;

- Thành viên Hội đồng KHSK tỉnh;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế;

- Các DN tham gia khối thi đua;

- Cổng Thông tin Điện tử tỉnh;

- VPUBND tỉnh: CVP, các PCVP;

- Lưu: VT, DN.

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN

CHỦ TỊCH

 

 

 

PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH

Nguyễn Dung

 


 

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN PHÚ LỘC

 
   

 


Số: 1636  /UBND-NV

V/v hướng dẫn các trường hợp đặc cách công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
   

 


Phú Lộc,  ngày  11 tháng 5 năm 2022

 

Kính gửi: 
- Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện;

- UBND các xã, thị trấn;

- Các trường: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng; Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND ngày 13/02/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng; Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT ngày 28/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác Thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục; Hướng dẫn 164/HD-HĐKHSK ngày 17/10/2018 của Hội đồng khoa học, sáng kiến tỉnh Thừa Thiên Huế về việc xét duyệt, công nhận sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học; để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND huyện cụ thể hóa một số tiêu chí đối với các trường hợp được đặc cách công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở như sau:

1. Đối với Chiến sĩ thi đua cơ sở:

1.1. Những cá nhân, giáo viên đạt được một trong các tiêu chuẩn sau sẽ được đặc cách công nhận

a) Đạt được một trong các tiêu chuẩn quy định tại tiết 5.2, mục 5, phần II Hướng dẫn số 164/HD-HĐKHSK  ngày 17/4/2019 của Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh.

b) Đạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng trong các cuộc thi đấu thể thao cấp tỉnh.

c) Tác giả chính bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.

d) Giáo viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 01 học sinh đạt một trong các giải Nhất, Nhì, Ba hoặc Huy chương Vàng, Bạc, Đồng trong các kỳ thi cấp tỉnh (cách tính: Có từ 01 học sinh trở lên trong một bộ môn đạt được các giải chỉ được tính thành tích xét cho 01 giáo viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng).

đ) Giáo viên đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các Hội thi do cấp huyện tổ chức liên quan chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo:

Các Hội thi được tính: bao gồm các Hội thi do ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương tổ chức có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo (không tính những Hội thi văn thể mỹ và tương đương).

* Các thành tích đạt được phải kèm theo minh chứng thành tích (giấy chứng nhận, quyết định hoặc các văn bản liên quan).

1.2. Thời gian tính: Năm đạt giải, được nghiệm thu, công nhận.

2. Đối với Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh:

Thực hiện theo tiết 5.2, mục 5, phần II Hướng dẫn số 164/HD-HĐKHSK ngày 17/10/2018 của Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh Thừa Thiên Huế về việc xét duyệt, công nhận sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.

3. Giao trách nhiệm Phòng Nội vụ (cơ quan Thường trực Hội đồng công nhận sáng kiến kinh nghiệm huyện) hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan trình tự, thủ tục, hồ sơ phù hợp với quy định.

Công văn này thay thế Công văn số 1422/UBND-NV ngày 06/5/2019 của UBND huyện về hướng dẫn các trường hợp đặc cách công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở./.

Nơi nhận:                                                                                 

- Như trên;                                         

- CT, các PCT UBND huyện;                

- Phòng Nội vụ;

- VP: LĐ, CV: VX;

- Lưu: VT, NV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Nguyễn Hải Đăng

 




TÊN ĐƠN VỊ

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
   

 


…, ngày      tháng     năm 2022

 

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI KHOA HỌC, SÁNG KIẾN

(Mẫu này dùng cho thành viên Hội đồng Khoa học, sáng kiến)

- Họ và tên tác giả: ……………………………………………….........................

- Trình độ chuyên môn:…………………………………………...........................

- Chức vụ: ………………………………………………………...........................

- Đơn vị công tác: ………………………………………………...........................

- Tên sáng kiến: ..…………………………………………....................................

TT

NỘI DUNG

ĐIỂM

ĐIỂM CỦA THÀNH VIÊN HĐKHSK CHẤM

1

Lý do chọn sáng kiến

(Nêu được tính cấp thiết, tính đổi mới của sáng kiến…)

10

2

Giải quyết vấn đề, nội dung của sáng kiến nêu ra

80

2.1.

Tính mới và sáng tạo

25

 

 

- Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên

21 - 25

- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ tốt

16 - 20

- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ khá

11 - 15

- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ trung bình

6 - 10

2.2.

Khả năng áp dụng, nhân rộng

25

 

 

- Có khả năng áp dụng cao trong toàn tỉnh

21 - 25

- Có khả năng áp dụng cao trong toàn ngành

16 - 20

- Có khả năng áp dụng cao trong đơn vị

11 - 15

2.3.

Hiệu quả áp dụng và phạm vi của sáng kiến

30

 

 

- Có hiệu quả cao trong toàn tỉnh

26 - 30

- Có hiệu quả cao trong toàn ngành

16 - 25

- Có hiệu quả cao trong đơn vị

11 - 15

3

Hình thức trình bày

(Cấu trúc, ngôn ngữ, chính tả, văn phong, thể thức văn bản…)

10

NHẬN XÉT:

Nội dung 1 (Lý do chọn sáng kiến: tính cấp thiết, tính đổi mới của sáng kiến…):

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………

Nội dung 2 (Giải quyết vấn đề, nội dung của sáng kiến nêu ra: Tính mới hoặc tính sáng tạo, khả năng áp dụng, nhân rộng, hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến):

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Nội dung 3 (Hình thức trình bày: Cấu trúc, ngôn ngữ, văn phong, chính tả, thể thức văn bản…):

…………………………………………………………………………………....

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

                XẾP LOẠI

TM. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

 (Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu Báo cáo sáng kiến đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.

TÊN ĐƠN VỊ

         

            

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…, ngày      tháng    năm 2022

 

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

             

- Họ và tên:                                                     Nam, nữ

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

- Chức vụ:

- Đơn vị công tác:

- Tên sáng kiến:

1. Lý do chọn sáng kiến: Cách đặt vấn đề nêu bật được tính cấp thiết, tính đổi mới của sáng kiến, những vấn đề cần phải được giải quyết để đem lại hiệu quả trong công việc.

2. Giải quyết vấn đề: Nêu những giải pháp, biện pháp mang tính sáng tạo, tính mới, tính xác thực, tính khả thi để giải quyết vấn đề đặt ra; khả năng ứng dụng, sự lan tỏa, mức độ ảnh hưởng của sáng kiến; hiệu quả trong việc phát triển kinh tế - xã hội; hiệu quả trong công tác quản lý điều hành, lao động, sản xuất, kinh doanh… (có số liệu cụ thể để chứng minh).

3. Kết luận: Nêu được những bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề nhằm mang lại hiệu quả.

HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN CỦA ĐƠN VỊ CƠ SỞ XÁC NHẬN, XẾP LOẠI

(Ký tên, đóng dấu)

NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

(Ký tên)

HỘI ĐỒNG SKKN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN

ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM

 

 

 

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN HUYỆN

ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM

 

 

 

 

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN TỈNH (trường hợp CSTĐ cấp tỉnh)

ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM

 

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 96

Các tin khác