Kế hoạch dạy học tích hợp giáo dục Quốc phòng-An ninh - Năm học 2020 - 2021
Cập nhật lúc : 13:52 27/11/2020
PHÒNG GD&ĐT PHÚ LỘC |
CỘNG HÒA XÃ HỘ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|||
TRƯỜNG TH VINH HƯNG 1 Số: 67/KH-THVH1 |
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Vinh Hưng, ngày 26 tháng 10 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
Dạy học tích hợp giáo dục quốc phòng - an ninh
Năm học 2020 - 2021
Căn cứ Thông tư số 01/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở;
Căn cứ công văn số 476/SGD&ĐT- GDTrH ngày 06 tháng 3 năm 2017 của Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện Thông tư hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cở sở;
Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 24/8/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2020 - 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ công văn số 2003/SGDĐT-GDTH ngày 10/9/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020 - 2021;
Căn cứ Công văn số 579/BC-PGDĐT-TH ngày 17 tháng 9 năm 2020 của Phòng GD&ĐT huyện Phú lộc về báo cáo tổng kết năm học 2019 - 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 cấp tiểu học;
Căn cứ Kế hoạch số 57/KH-THVH1 ngày 02 tháng 10 năm 2020 của của nhà trường, Trường Tiểu học Vinh Hưng 1 xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện dạy lồng ghép quốc phòng-an ninh năm học 20120 - 2021 như sau:
I. MỤC TIÊU
- Xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào, tự tôn dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thân đoàn kết yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
- Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng dạy học lý thuyết gắn thực tiễn, tăng cường các hoạt động vận dụng của học sinh.
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo hướng xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp, dạy học lồng ghép thông qua các bài học trong sách giáo khoa và thông qua các hoạt động ngoại khóa: tham quan di tích lịch sử, đọc sách, nghe, thi kể truyện, vẽ tranh, các hội thi tìm hiểu về quốc phòng an ninh.
III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Quy mô trường lớp
1.1. Học sinh
- Tổng số học sinh: 438 em/219 nữ/14 lớp.
1.2. Đội ngũ
- Tổng số CBGV-NV: 28 ngừời. Trong đó: CBQL 2, Nhân viên: 04. Giáo viên TPT Đội: 01: Giáo viên giảng dạy các môn đặc thù: 04. Giáo viên đứng lớp: 17.
- 100% giáo viên đều đạt trình độ trên chuẩn.
2. Thuận lợi, khó khăn
2.1. Thuận lợi
- Nhà trường đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo việc dạy và học.
- Đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, chịu khó trong việc tìm tòi nghiên cứu tài liệu, thiết kế bài dạy.
- Thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Phú Lộc.
2.2. Khó khăn
Một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh chuyên sống bàng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy rất ít quan tâm đến điều kiện học tập của các em.
II. NỘI DUNG DẠY LỒNG GHÉP
1. Nội dung dạy lồng ghép
- Nội dung dạy học lồng ghép được thực hiện thông qua các môn học: Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Đạo Đức, nội dung chủ yếu tập trung vào tinh thần đoàn kết, yêu nước của các thế hệ người Việt Nam trong qus trình dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ cách mạng; bước đầu hiểu biết về phòng chống cháy nổ… (Có danh mục địa chỉ các bài và nội dung dạy học lồng ghép kèm theo).
- Khuyến khích giáo viên sưu tầm thêm các tranh ảnh, Video clip, hiện vật, tấm gương điển hình về nội dung có liên qua đến quốc phòng an ninh.
2. Hình thức thực hiện
- Dạy học lồng ghép thông qua bài học ở các môn: Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Đạo Đức.
- Dạy học thông qua hình thức lên lớp theo chuyên đề dạy lồng ghép.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thi viết, vẽ tranh về nội dung quốc phòng an ninh.
- Tổ chức hoạt động tham quan trải nghiệm, sáng tạo.
III. TÀI LIỆU DẠY HỌC LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP
- Các nội dung tích hợp đã có sẵn trong Sách giáo khoa các bộ môn Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Đạo Đức.
- Tài liệu giáo dục lồng ghép do Bộ GD&ĐT ban hành (Thông tư số 01/2017/BGD&ĐT)
- Tài liệu giáo dục địa phương.
- Các nguồn tài liệu khác: phù hợp với năng lực học sinh và có tính pháp lý.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban giám hiệu
- Xây dựng kế hoạch triển khai nội dung dạy học lồng ghép phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường và địa phương, phân công chuyên môn phụ trách dạy học lồng ghép, tích hợp.
- Xây dựng hệ thống tài liệu và nguồn dữ liệu cho việc dạy học lồng ghép.
- Có kế hoạch kiểm tra tư vấn, các tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện tốt các nội dung dạy học lồng ghép, tích hợp.
- Kiểm tra chuyên đề về dạy học lồng ghép tích hợp ở các tổ chuyên môn.
2. Tổ chuyên môn
- Triển khai kế hoạch của Ban giám hiệu tới tất cả các giáo viên giảng dạy.
- Tổ chức sinh hoạt tổ thống nhất nội dung và hình thức thực hiện trong từng bài theo quy định.
- Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp (liên môn) có nội dung liên quan đến nội dung lồng ghép: Ít nhất 01 chủ đề/học kỳ.
- Có giải pháp quản lý theo dõi tiến độ dạy học lồng ghép, tư vấn thường xuyên để các thành viên đảm bảo kế hoạch: Như lưu trữ hệ thống địa chỉ lồng ghép ở các bộ môn, kiểm tra việc thiết kế bài soạn giáo án có nội dung lồng ghép, dự giờ các tiết có nội dung lồng ghép, xây dựng và triển khai một số chủ đề có nội dung lồng ghép (tối thiều 01 chủ đề/học kỳ).
- Kiểm tra chuyên đề về dạy học lồng ghép tích hợp ở từng giáo viên trong tổ.
- Sinh hoạt chuyên đề về nội dung lồng ghép, tích hợp.
3. Giáo viên
- Tổ chức dạy học theo các địa chỉ lồng ghép đã thống nhất, mức độ lồng ghép phù hợp với đối tượng học sinh các lớp.
- Các nội dung lồng ghép phải được thể hiện rõ trong bài soạn giáo án, tổ chức thành hoạt động, có hệ thống câu hỏi phù hợp, học sinh được quan sát trình bày, bày tỏ quan điểm hoặc rút kinh nghiệm bản thân, nội dung của các hoạt động giúp định hướng suy nghĩ và hành động tích cực trước các vấn đề đặt ra.
4. Địa chỉ các bài dạy tích hợp giáo dục quốc phòng, an ninh:
* Lớp 1 (Sẽ có hướng dẫn sau)
* Lớp 2
STT |
Môn học |
Tên bài |
Hình thức, nội dung lồng ghép |
01 |
Tiếng Việt T1 |
Tuần 3. Tập đọc: Bạn của Nai Nhỏ Trang 22 |
Kể chuyện nói về tình bạn là phải biết giúp đỡ, bảo vệ nhau, nhất là khi gặp hoạn nạn |
Tiếng Việt T2 |
Tuần 19. Tập đọc: Thư Trung thu Trang 09 |
Kể chuyện về hình ảnh Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi trong dịp Tết Trung thu |
|
Tuần 20. Tập đọc: Mùa nước nổi Trang 19 |
Mọi học sinh phải tập bơi và biết bơi, ví dụ một số vụ việc đuối nước để giúp các em học sinh tránh được tai nạn có thể xảy ra |
||
Tuần 23. Tập đọc: Bác sĩ Sói Trang 41 |
Kể chuyện nói về xã hội hiện nay còn những kẻ xấu hay đi lừa gạt người khác nên các em phải cảnh giác |
||
Tuần 24. Tập đọc: Quả tim khỉ Trang 50 |
Kể chuyện nói về lòng dũng cảm và mưu trí để thoát khỏi nguy hiểm |
||
Tuần 24. Tập làm văn: Sông, biển Trang 59 |
Kể một câu chuyện về Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu... |
||
Tuần 25. Tập đọc: Sơn Tinh – Thủy Tinh Trang 60 |
Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường để cải thiện khí hậu, giảm thiểu thiên tai |
||
Tuần 30. Tập làm văn: Qua suối Trang 106 |
Kể chuyện sự chịu đựng khó khăn gian khổ của Bác Hồ và chú bộ đội trong kháng chiến |
||
Tuần 31. Tập đọc: Bảo vệ như thể là rất tốt Trang 113 |
Giải nghĩa thêm từ “tổ tiên, dân tộc anh em” để học sinh có niềm tự hào dân tộc |
||
Tuần 32. Tập đọc: Chuyện quả bầu Trang 116 |
Kể chuyện về sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù xâm lược |
||
Tuần 33. Tập đọc: Bóp nát quả cam Trang 124 |
Giới thiệu thêm một số tấm gương anh hùng nhỏ tuổi |
||
Tuần 33. Tập đọc: Lá cờ Trang 128 |
Giới thiệu hình ảnh lá cờ Tổ quốc, giải thích ý nghĩa lá cờ Tổ quốc có nền màu đỏ, ở giữa ngôi sao 5 cánh màu vàng |
||
Tập viết. Lượm Trang 130 |
Ca ngợi tinh thần mưu trí, dũng cảm của thiếu niên, nhi đồng Việt Nam chống giặc ngoại xâm |
||
Tuần 34. Tập đọc: Cháy nhà hàng xóm Trang 139 |
Nêu cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là lúc khó khăn hoạn nạn |
* Lớp 3
STT |
Môn học |
Tên bài |
Hình thức, nội dung lồng ghép |
01 |
Tiếng Việt T1 |
Tuần 13. Tập đọc: Người con của Tây Nguyên Trang 103 |
Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc |
Tuần 13. Luyện từ và câu: Cá heo ở vùng biển Trường Sa Trang 108 |
Giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định là của Việt Nam |
||
Tuần 13. Tập đọc: Cửa Tùng Trang 109 |
Nêu sự kiện chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mỹ |
||
Tuần 14. Tập đọc: Người liênlạc nhỏ Trang 112 |
Kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà học sinh biết |
||
Tiếng Việt T2 |
Tuần 19. Tập đọc: Hai Bà Trưng Trang 04 |
Nêu gương những người Mẹ Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc |
|
Tuần 19. Tập đọc: Bộ đội về làng Trang 07 |
Ca ngợi tình cảm của nhân dân dành cho các chú bộ đội khi hành quân qua làng trong kháng chiến |
||
Tuần 19. Tập đọc: Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” Trang 10 |
Kể các chế độ trong ngày các chú bộ đội, công an thực hiện. |
||
Tuần 19. Chính tả: Trần Bình Trọng Trang 11 |
Ca ngợi lòng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm |
||
Tuần 19. Chính tả: Người con gái anh hùng Võ Thị Sáu Trang 11 |
Nêu những tấm gương anh dũng hy sinh của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử |
||
Tuần 19. Chính tả: Tiếng bom Phạm Hồng Thái Trang 12 |
Ca ngợi tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo tuổi trẻ Việt Nam |
||
Tuần 20. Tập đọc: Ở lại với chiến khu Trang 13 |
Giới thiệu vị trí và vai trò của chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến |
||
Tuần 20. Tập đọc: Chú ở bên Bác Hồ Trang 16 |
Giáo dục học sinh lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ quân đội, công an đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự |
||
Tuần 20. Tập đọc: Trên đường mòn Hồ Chí Minh Trang 18 |
Nêu những câu chuyện về sự chịu đựng khó khăn, gian khổ của các chú bộ đội vượt dãy Trường Sơn vào Nam đánh giặc |
||
Tuần 20. Tập đọc: Người trí thức yêu nước Trang 28 |
Nêu những tấm gương lao động sáng tạo của người thầy thuốc bộ đội trong chiến đấu |
||
Tuần 23. Chính tả: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam Trang 47 |
Giáo viên nêu ý nghĩa Quốc ca |
||
Tuần 25. Tập đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên Trang 60 |
Kể chuyện voi tham gia vận chuyển hàng hóa cho bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên |
||
Tuần 34. Tập đọc: Trên con tàu vũ trụ Trang 136 |
Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ đồng thời cũng là phi công bắn rơi máy bay B52 của Mỹ |
||
02 |
Tự nhiên và Xã hội |
Bài 23. Phòng cháy khi ở nhà Trang 44 |
Lấy ví dụ để chứng minh cho học sinh thấy hậu quả của những vụ cháy (nhà, kho, rừng...) |
Bài 29. Các hoạt động thông tin liên lạc Trang 56 |
Nêu tác dụng của thông tin liên lạc trong cuộc sống |
* Lớp 4
STT |
Môn học |
Tên bài |
Hình thức, nội dung lồng ghép |
01 |
Tiếng Việt T1 |
Tuần 5. Tập đọc: Gà Trống và Cáo Trang 50 |
Phải có tinh thần cảnh giác mới có thể phòng và tránh được nguy hiểm |
Tuần 7. Tập đọc: Trung thu độc lập Trang 66 |
Ca ngợi tình cảm của các chú bộ đội, công an dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên và nhi đồng |
||
Tuần 12. Chính tả: Người chiến sĩ giàu nghị lực Trang 116 |
Ca ngợi tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an |
||
Tiếng Việt T2 |
Tuần 21. Tập đọc: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa Trang 21 |
Nêu hình ảnh các nhà khoa học Việt Nam đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc |
|
Tuần 25. Tập đọc: Bài thơ Tiểu đội xe không kính Trang 71 |
Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh |
||
Tuần 27. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Trang 69 |
Nêu những tấm gương chú bộ đội, công an quên mình cứu dân trong thiên tai, hỏa hoạn.... |
||
02 |
Lịch sử và Địa lý |
Phần Mở đầu. Bài 2: Làm quen với bản đồ, trang 4; Bài 3: Làm quen với bản đồ (tiếp theo) Trang 7 |
Giới thiệu Bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam |
Phần Địa lý. Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn Trang 70 |
Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của dãy Hoàng Liên Sơn trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm |
||
Phần Địa lý. Bài 5: Tây Nguyên Trang 82 |
Tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ của các dân tộc Tây Nguyên cùng với bộ đội trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ |
||
Phần Địa lý. Bài 29: Biển, đảo và quần đảo Trang 149 |
Phân tích và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông và 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa |
||
03 |
Đạo Đức |
Bài 1. Trung thực Trang 3 |
Nêu những tấm gương nhặt được của rơi trả lại người mất |
Bài 3. Biết bày tỏ ý kiến Trang 8 |
Biết nhận khuyết điểm, biết phê bình cái xấu là tốt |
||
Bài 11. Giữ gìn các công trình công cộng Trang 34 |
Giải thích cho học sinh hiểu được lợi ích của việc bảo vệ tài sản chung |
||
Bài 13. Tôn trọng Luật Giao thông Trang 40 |
Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng |
||
Bài 14. Bảo vệ môi trường Trang 42 |
Nêu tác hại ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người. |
* Lớp 5
STT |
Môn học |
Tên bài |
Hình thức, nội dung lồng ghép |
01 |
Tiếng Việt T1 |
Tuần 1. Kể chuyện Lý Tự Trọng Trang 9 |
Nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc |
Tuần 3. Tập đọc: Lòng dân Trang 24 |
Nêu lên sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam |
||
Tuần 6. Tập đọc: Sự sụp đổcủa chế độ A- Pác-Thai Trang 54 |
Lấy ví dụ minh họa về tội ác diệt chủng ở Campuchia 1975-1979 |
||
Tuần 13. Tập đọc: Người gác rừng tí hon Trang 124 |
Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm |
||
Tuần 13. Kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia, Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường Trang 127 |
Nêu những tấm gương học sinh tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường |
||
Tiếng Việt T2 |
Tuần 19. Chính tả: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực Trang 6 |
Nêu những tấm gương anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm |
|
Tuần 20. Tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng Trang 20 |
Công lao to lớn của những người yêu nước trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho cách mạng Việt Nam |
||
Tuần 22. Tập đọc: Lập làng giữ biển Trang 36 |
Giáo viên cung cấp thông tin về một số chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ để ngư dân vươn khơi bám biển |
||
Tuần 23. Tập đọc: Chú đi tuần Trang 51 |
Giới thiệu những hoạt động hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam |
||
Tuần 25. Tập đọc: Phong cảnh Đền Hùng Trang 68 |
Ca ngợi công lao to lớn của các Vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ để bảo vệ đất nước |
||
Tuần 31. Tập đọc: Bầm ơi Trang 130 |
Sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc |
||
02 |
Lịch sử và Địa lý |
Phần Địa lý. Bài 1: Việt Nam đất nước chúng ta Trang 66 |
Giới thiệu bản đồ Việt Nam và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam |
Bài 5: Vùng biển nước ta Trang 77 |
Làm rõ tầm quan trọng của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh |
||
03 |
Đạo đức |
Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình Trang 6 |
Dũng cảm nhận trách nhiệm khi làm sai một việc gì đó, quyết tâm sửa chữa trở thành người tốt |
Bài 11: Yêu Tổ quốc Việt Nam Trang 34 |
Kể chuyện những tấm gương bảo vệ chủ quyền biển, đảo |
||
Bài 12: Em yêu hòa bình Trang 37 |
Học sinh kể những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam |
Trên đây là kế hoạch tổ chức dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng - an ninh năm học 2020 – 2021 đề nghị các tổ chuyên môn và giáo viên nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
HIỆU TRƯỞNG
Mai Công Phước
Bản quyền thuộc TRƯỜNG TIỂU HỌC VINH HƯNG
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://th-vhung1.phuloc.thuathienhue.edu.vn/