In trang

Kế hoạch dạy học lớp 1 - Năm học 2020-2021
Cập nhật lúc : 13:46 27/11/2020

  PHÒNG GD&ĐT PHÚ LỘC       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH VINH HƯNG 1                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

      

       Số: 68/KH-THVH1                         Vinh Hưng, ngày 26 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DẠY HỌC LỚP 1

Năm học 2020 - 2021

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018;

        Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 24/8/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

        Căn cứ công văn số 2003/SGDĐT-GDTH ngày 10/9/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020-2021;

Căn cứ Công văn số 573/BC-PGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Lộc về việc báo cáo Tổng kết năm học 2019-2020 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2020 – 2021;

Căn cứ Công văn số 600/PGDĐT-TH ngày 20 tháng 9 năm 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Lộc về việc tăng cường chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm giáo dục tiểu học năm học 2020 – 2021;

Căn cứ vào Kế hoạch số 57/KH-THVH1 ngày 02 tháng 10 năm 2020 của trường Tiểu học Vinh Hưng 1 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của Trường Tiểu học Vinh Hưng 1;

Trường Tiểu học Vinh Hưng 1 xây dựng Kế hoạch thực hiện dạy học lớp 1 năm học 2020 - 2021 với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

1. Mục đích

- Thực hiện mục tiêu, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

- Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh tiểu học, bảo đảm thời lượng học tập, sinh hoạt tập thể, trải nghiệm thực tế, tham gia hoạt động cộng đồng.

- Đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc giáo dục, quản lý học sinh.

2. Yêu cầu

- Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung chương trình các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương.

- Đảm bảo tính linh hoạt, chủ động của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học 2 buổi/ngày.

- Tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.

3. Điều kiện

3.1. Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học.

- Phòng học: Mỗi lớp có 01 phòng học. 

- Sĩ số học sinh: Mỗi lớp không quá 35 học sinh. 

- Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 4 năm 2019 về ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1.

- Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo đáp ứng quy định của Điều lệ trường tiểu học.

3.2. Đảm bảo đủ tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, THUẬN LỢI KHÓ KHĂN

1. Thống kê số liệu

1.1. Tổng số lớp 1: 03 lớp.

1.2. Học sinh

Nội dung

Tổng số

Ghi chú

- Học sinh

95

- Nữ

48

- Mới tuyển

92

- Lưu ban

03

- Học sinh diện chính sách, con TB-LS

 

- Học sinh thuộc hộ nghèo

 

1.3. Đội ngũ giáo viên dạy lớp 1

- Tỉ lệ giáo viên/lớp: 1,5 giáo viên/lớp (Đủ theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT )

- Trong đó:

+ Giáo viên chủ nhiệm: 03/03 nữ.      

+ Số giáo viên chủ nhiệm đạt chuẩn đào tạo trở lên: 03/03 nữ. (Trong đó vượt chuẩn: 01/03 nữ, tỉ lệ 33,3%).

- Danh sách giáo viên chủ nhiệm lớp 1 gồm:

STT

Họ và tên

Chủ nhiệm lớp

Ghi chú

1

Lê Thị Phô             

1/1

2

Nguyễn Thị Bé

1/2

3

Nguyễn Thị Mộng Hiền

1/3

2. Cơ sở vật chất nhà trường

- Phòng học: 03 phòng/03 lớp. Trong đó: Phòng học kiên cố: 03 phòng.

- Bàn ghế học sinh: 45 bộ bàn đúng tiêu chuẩn. (Bàn 2 chỗ ngồi, ghế rời có lưng tựa)

- Bàn ghế giáo viên: 03 bộ

- Bảng chống lóa: 03 cái

- Đồ dùng dạy học:

3. Đặc điểm tình hình

3.1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương cùng sự kết hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong nhà trường.

- Phụ huynh học sinh luôn quan tâm trong công tác phối hợp giáo dục với nhà trường

- Lực lượng giáo viên đa số đều nhiệt tình, tự giác trong khi tham gia các hoạt động giáo dục.

3.2. Khó khăn

Giáo viên chưa được tập huấn kĩ về chương trình và sách giáo khoa mới theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 nên gặp khá nhiều khó khăn khi tổ chức các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục.

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1. Thời lượng giáo dục:

- Thời gian thực học 1 năm học: 35 tuần

- Tổ chức dạy học 09 buổi/tuần

- Các ngày học 2 buổi/ngày bố trí không quá 7 tiết học. Cụ thể như sau:

* Buổi sáng

Bắt đầu từ lúc 07h30 và kết thúc lúc 10h30 (180 phút): Tổ chức dạy 04 tiết; mỗi tiết bình quân 35 phút; thời gian còn lại dành cho nghỉ giữa tiết và tổ chức hoạt động ngoại khoá (Giờ ra chơi).

* Buổi chiều

Bắt đầu Từ lúc 13h45 và kết thúc lúc 16h05 (135 phút): Tổ chức dạy 03 tiết; mỗi tiết bình quân 35 phút; thời gian còn lại dành cho nghỉ giữa tiết và tổ chức hoạt động ngoại khoá (Giờ ra chơi).

2. Kế hoạch giáo dục 2 buổi/ngày

- Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt. Nhà trường chủ động xác định nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng cho các nội dung dạy học trên cơ sở thực hiện đầy đủ nội dung, thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, phù hợp đặc điểm, đối tượng học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương.

- Kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.

- Thời khóa biểu được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh.

Nội dung giáo dục

Số tiết/tuần

Số tiết/năm học

Ghi chú

1. Môn học bắt buộc

 

Tiếng Việt

12

420

 

Toán

3

105

 

Đạo đức

1

35

 

Tự nhiên và Xã hội 

2

70

 

Giáo dục thể chất 

2

70

 

Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)

2

70

 

2. Hoạt động giáo dục bắt buộc

 

Hoạt động trải nghiệm:

3

105

 

3. Môn học tự chọn

 

Ngoại ngữ 1 (Tiếng Anh)

2

70

 

4. Ôn luyện

 

Ôn luyện môn toán

2

70

 

Ôn luyện môn tiếng Việt

2

70

 

5. Hoạt động khác

 

Chào cờ

1

35

 

Số tiết trung bình/tuần 

32

 

 

Tổng số tiết/năm học 

1.120

 

2.2. Thời khóa biểu giảng dạy

(Ban hành theo từng thời điểm)

3. Nội dung dạy học

3.1. Dạy Môn học bắt buộc, hoạt động giáo dục bắt buộc

- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo  (gọi chung là các môn học bắt buộc) gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm.

3.2. Dạy các môn tự chọn

Môn Tiếng Anh

3.3. Dạy các tiết bổ sung

- Ngoài việc thực hiện dạy chương trình chính khoá lớp 1 sẽ dạy thêm một số tiết bổ sung để củng cố kiến thức, kĩ năng, thực hành kiến thức đã học môn Toán và Tiếng Việt.

- Củng cố hoàn thành các nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của chương trình GDPT 2018 và bồi dưỡng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

3.4. Dạy nội dung lồng ghép giáo dục

- Thực hiện dạy lồng ghép các nội dung giáo dục theo các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương… (gọi chung là các hoạt động giáo dục khác).

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Nhà trường xây dựng phương án, kế hoạch đảm bảo kinh phí cho các hoạt động nói chung và đảm bảo thực hiện kế hoạch giáo dục nói riêng, trong đó xác định cụ thể các hoạt động được đảm bảo kinh phí từ ngân sách, sự đóng góp của phụ huynh học sinh và các nguồn thu hợp pháp khác.

- Việc quản lý thu, chi tài chính của nhà trường phải thực hiện đúng các quy định tài chính hiện hành, đảm bảo công khai, minh bạch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

- Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ, CSVC, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018; quản lý nội dung chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện dạy học đối với lớp 1 từ năm học 2020 - 2021 và các lớp khác theo lộ trình được quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quản lý, tổ chức kế hoạch dạy học đảm bảo phù hợp với các hoạt động chung của nhà trường.

- Huy động các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội cùng tham gia hỗ trợ thực hiện kế hoạch dạy học của nhà trường.

2. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng

- Cùng Hiệu trưởng quản lý kế hoạch và nội dung dạy học, các hoạt động giáo dục.

- Tham mưu Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch dạy học, sắp xếp thời khóa biểu, lựa chọn, phân công đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 là các giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình, mạnh dạn, sáng tạo, chữ viết đẹp. Lựa chọn giáo viên, theo hướng ưu tiên các điều kiện tốt nhất cho các lớp thực hiện chương trình GDPT 2018.

- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm bảo đảm học sinh hoàn thành nội dung học tập tại lớp học và được tham gia các hoạt động giáo dục khác một cách thiết thực, hiệu quả.

3. Trách nhiệm của Tổ chuyên môn

- Triển khai đầy đủ, chính xác kế hoạch dạy học của nhà trường.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên trong tổ. Không để xảy ra tình trạng bỏ buổi, bỏ tiết, không được đổi buổi hoặc thay đổi thời gian, thời lượng dạy học đã quy định trong kế hoạch dạy học khi chưa có sự đồng ý của Hiệu trưởng.

        Trên đây là Kế hoạch thực hiện dạy học lớp 1 năm học 2020 – 2021 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, yêu cầu tổ khối trưởng tổ 1 căn cứ kế hoạch của nhà trường triển khai sinh hoạt chuyên môn thống nhất khung nội dung chương trình, phân bố tiết dạy phù hợp trong tổ để giáo viên chủ động thực hiện.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch dạy học có thể điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường./.

Nơi nhận :

- Phòng GD&ĐT: Để b/c;

- Phó HT: Để t/h;

- Tổ CM, tổ VP: Để t/h;

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Mai Công Phước