Kế hoạch của Tổ 5 Năm 2024
TRƯỜNG TH VINH HƯNG TỔ 5
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
|
Vinh Hưng, ngày 02 tháng 10 năm 2024
|
||
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2024 – 2025
- Căn cứ Kế hoạch số 98/KH-TH Vinh Hưng ngày 01 tháng 10 năm 2024 về Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024 - 2025 của trường Tiểu học Vinh Hưng;
Căn cứ tình hình thực tế giảng dạy và tình hình học tập của học sinh, kết hợp những thuận lợi, khó khăn của tổ, tổ 5 xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025như sau:
A. ĐĂC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TỔ
I. Tình hình chung
1. Về giáo viên
a) Tổng số giáo viên trong tổ: 6 giáo viên. Đảng viên: 02 giáo viên. Đoàn viên: 1 giáo viên.
b) Trình độ chuyên môn:
- Đại học: 6 , tỷ lệ 83,3%
- Cao đẳng: 1 người , tỷ lệ 16,7 %.
Stt |
Họ và tên |
Công việc đang làm |
Nhiệm vụ |
1 |
Nguyễn Thị Huyền Vân |
Giáo viên |
Tổ trưởng |
2 |
Mai Thị Kim Huy |
Giáo viên |
Tổ phó |
3 |
Nguyễn Thị Tường Vy |
Giáo viên |
Thành viên |
4 |
Đỗ Văn Tân |
Giáo viên |
Thành viên |
5 |
Lê Văn Dõng |
Giáo viên |
Thành viên |
6 |
Phạm Thị Ngọc Hoa |
Giáo viên |
Thành viên |
7 |
Hồ Nguyễn Tiểu Quỳnh |
Giáo viên |
Thành viên |
2. Tình hình học sinh:
- Tổng số học sinh của tổ 5 là 143/67 nữ. Cụ thể:
+ Lớp 5/1: 34/16 nữ
+ Lớp 5/2: 29/16 nữ
+ Lớp 5/3: 34/17 nữ
+ Lớp 5/4: 23/12 nữ
+ Lớp 5/5: 23/6 nữ
B. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đối với lớp 5.
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong tổ; thực hiện việc tự học, tự bồi dưỡng có hiệu quả CTGDPT 2018.
3. Chú trọng đổi mới công tác dạy học; khai thác, sử dụng sách giáo
khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng
linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh.
C. CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU
I. Về học sinh
1. Số lượng
- Duy trì tốt số lượng, không có học sinh bỏ học giữa chừng.
2. Chất lượng
- Học sinh hoàn thành chương trình lớp học: 100%;
- Có nhiều học sinh đạt giải các cấp về các hội thi, giao lưu, sân chơi trí tuệ.
- Phấn đấu 100% học sinh được đánh giá hoàn thành xuất sắc,hoàn thành tốt hoàn thành và hoàn thành chương trình lớp học. Không có học sinh chưa hoàn thành.
- Học sinh hoàn thành chương trình bậc Tiểu học đạt tỷ lệ 100%
*Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Xếp loại Tốt: 80%, Đạt: 20%, Chưa đạt:0%
- Giao tiếp và hợp tác: Xếp loại Tốt: 80%, Đạt: 20%, Chưa đạt: 0%
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xếp loại Tốt: 70%, Đạt: 30%, Chưa đạt: 0%
*Năng lực đặc thù
-Ngôn ngữ: Xếp loại Tốt: 80% Đạt: 20% Chưa đạt: 0%
-Tính toán: Xếp loại Tốt: 80% Đạt: 20% Chưa đạt: 0%
-Khoa học: Xếp loại Tốt: 80% Đạt: 20% Chưa đạt: 0%
-Thẫm mĩ: Xếp loại Tốt: 80% Đạt: 20% Chưa đạt: 0%
-Thể chất: Xếp loại Tốt: 80% Đạt: 20% Chưa đạt: 0%
*Phẩm chất.
- Yêu nước: Xếp loại Tốt: 100% Đạt: 0% Chưa đạt: 0%
- Nhân ái: Xếp loại Tốt: 100% Đạt: 0% Chưa đạt: 0%
- Chăm chỉ: Xếp loại Tốt: 75% Đạt: 25% Chưa đạt: 0%
-Trung thực: Xếp loại Tốt: 100% Đạt: 0% Chưa đạt: 0%
- Trách nhiệm: Xếp loại Tốt: 80% Đạt: 20% Chưa đạt: 0%
* Kết quả giáo dục:
- HTXS đạt 35% trở lên, HTT đạt 40%, HT đạt 25%.
- 100% học sinh hoàn thành chương trình bậc Tiểu học.
* Chỉ tiêu chất lượng cụ thể từng môn
- Kiến thức:
+ Phấn đấu trên 100% học sinh được đánh giá hoàn thành chương trình lớp học,. Trong đó, HTXS >35%, HTT đạt 40%; HT đạt 25%;
+Hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%
+Chỉ tiêu về các môn học:
+ Hoàn thành tốt: Toán: 40% - 45%; Tiếng Việt: 38% - 42%; Khoa học: 60-67%; Lịch sử- Địa lí: 55- 60%
3. Chất lượng giáo dục, chất lượng các phong trào.
- Có 4 -10 học sinh/lớp tham gia các cuộc thi Online “ Trạng Nguyên Tiếng Việt”, Toán VioEdu; có 01-2 HS đạt giải cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh
- Thực hiện việc rèn chữ, giữ vở sạch; phong trào Đọc và chia sẻ sách cho HS có hiệu quả. Phấn đấu có 100% số lớp có vở sạch chữ đẹp xếp loại A đạt 70 % trở lên (5lớp).
- Có 1 sản phẩm tham gia thi STTTNNĐ .
- Có 2 sản phẩm STEM được chọn tham gia trưng bày Ngày hội STEM ở huyện và được chọn tham gia giao lưu ở tỉnh.
- Có 1-2 học sinh được chọn tham gia giao lưu cờ vua cấp huyện.
4. Dự giờ, thao giảng, ứng dụng CNTT, Chuyên đề, HĐTN
4. 1. Dự giờ, ứng dụng CNTT:
- Dự giờ:18 tiết/năm /1gv; Tổ trưởng dự giờ thành viên trong tổ 2-4tiêt/ năm.
- Ứng dụng CNTT: 100% GVCN có ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ít nhất 200- 250 tiết / năm/ 1Gv
4.2. Thao giảng: 1 tiết/ năm/ 1GV, trong đó có 01 tiết chuyên đề.
STT |
GV thao giảng |
Thời gian |
Ghi chú |
1 |
Nguyễn Thị Huyền Vân |
Tháng 1 |
Thời gian thực hiện thao giảng có thể thay đổi tùy theo KH của nhà trường, Tổ đôi khi có sự chồng chéo |
2 |
Mai Thị Kim Huy |
Tháng 2 |
|
3 |
Nguyễn Thị Tường Vy |
Tháng 11 |
|
4 |
Đỗ Văn Tân |
Tháng 10 |
|
5 |
Lê Văn Dõng |
Tháng 12 |
|
6 |
Phạm Thị Ngọc Hoa |
Tháng 12 |
|
7 |
Hồ Nguyễn Tiểu Quỳnh |
Tháng 11 |
4.3. Kế hoạch thực hiện chuyên đề: 2 chuyên đề / tổ / năm
TT |
TÊN CHUYÊN ĐỀ |
KHỐI THỰC HIỆN |
THỜI GIAN |
GHI CHÚ |
1 |
Chuyên đề Tiếng Việt: Nói và nghe: Trao đổi Bác Hồ của em.
|
Khối 5 |
Tháng 1/2025 |
|
2 |
Chuyên đề Stem: Ngôi nhà dành cho mèo (Bài 2, chủ đề 6: Chức năng của môi trường đối với sinh vật)
|
Khối 5 |
Tháng 03/2025 |
4. 4. Hoạt động trải nghiệm.
STT |
Nội dung, hình thức |
Đối tượng |
Thời gian |
Ghi chú |
1 |
RCV, Đố vui để học, |
Học sinh khối 5 |
Tháng 11/2024;4/2025 |
|
2 |
Tham quan, dã ngoại |
Học sinh khối 5 |
Tháng 5/2024 |
4.5. Dạy học tại thư viện
STT |
Môn học |
Bài |
Tuần |
1 |
LS – ĐL |
Ôn tập học kì 1 |
Tuần 18 ( học kì 1) |
2 |
Tiếng Việt |
Nói và nghe: Trao đổi Bác Hồ của em |
Tuần 21 ( học kì 2) |
II. Về đội ngũ
1. Tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: 6 giáo viên tham gia và đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường.
2. Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp: Xếp loại từ Khá trở lên: 100%
3. Đánh giá VC:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 42,8%
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 57,2 %
- Xếp loại chuẩn NNGVTH: Tốt: 3 người, tỉ lệ 42,8%; Khá: 4 người, tỉ lệ: 57,2%.
- Công tác bồi dưỡng đội ngũ:
- Đánh giá công tác bồi dưỡng thường xuyên: 100% GV đạt yêu cầu.
- Tham gia học nâng chuẩn lên Đại học: 01 GV tiếp tục tham gia để hoàn thành khóa học.
- Không có giáo viên vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Quy chế chuyên môn và các Nội quy, Quy chế cơ quan.
- 100% giáo viên chủ nhiệm tổ chức khảo sát chất lượng học sinh hàng tháng đạt kết quả theo chỉ tiêu đề ra (Chất lượng học sinh HT, HT tốt, HT xuất sắc tháng sau cao hơn tháng trước, tỷ lệ học sinh chưa HT giảm).
- 100% GV trong tổ được kiểm tra hồ sơ sổ sách và có 80% xếp loại Tốt.
- Tổ triển khai 2 chuyên đề cấp tổ/năm và 01 chuyên đề cấp cụm; thao giảng 1 tiết/1HK/1GV
- Mỗi giáo viên tự dự giờ đồng nghiệp tối thiểu 18 tiết/năm.
- 100% GVCN có ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ít nhất 200- 250 tiết/năm. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên, phấn đấu cuối năm xếp loại khá trở lên; tất cả giáo viên được đánh giá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp đạt khá tốt.
- Tổ khối làm 5 đồ dùng dạy học (dùng chung) có chất lượng để tham gia Hội thi cấp trường.
- 100% GVCN các lớp tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học ở các tiết dạy, tổ chức đầy đủ và có hiệu quả các buổi hoạt động NGLL.
- 100% GVNV trong tổ không vi phạm đạo đức nhà giáo; có tác phong, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước, không sinh con thứ ba, không gây mất đoàn kết nội bộ.
- 100% GV- NV nghiêm túc tham gia, hưởng ứng tích cực các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành.
- 100% GV- NV phát huy tinh thần tự học, tự rèn, có tác phong ứng xử đúng quy định của nhà giáo; tham gia đầy đủ các buổi hội họp, sinh hoạt chuyên môn đảm bảo đúng thời gian; nghiêm túc tham gia, hưởng ứng tích cực các cuộc vận động và các phong trào thi đua của nhà trường và của ngành đề ra.
- 100% GV tổ chức dạy học, sinh hoạt chuyên môn về nội dung giáo dục STEM, xây dựng các chủ đề STEM và bài học STEM.
- 100% GVCN tổ chức đầy đủ và có hiệu quả hoạt động chia sẻ sách.
4. Công tác thư viện: Duy trì, giữ vững, nâng cao hiệu quả thư viện Xuất sắc.
5. Công tác xây dựng trường học thân thiện: 100% các lớp xếp loại xuất sắc trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; nhà trường được công nhận trường học thân thiện “Xanh- sạch - đẹp - an toàn” xếp loại xuất sắc.
D. NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
I. Thực hiện chương trình giáo dục
1. Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học
Duy trì vệ sinh môi trường trong trường học và các phương án bảo đảm
sức khỏe cho học sinh, giáo viên.
Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về giáo dục đạo đức,
lối sống, kĩ năng sống cho học sinh; công tác bảo đảm môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.
Tăng cường công tác giáo dục ý thức chấp hành Luật An toàn giao thông
đường bộ cho giáo viên, học sinh với bằng nhiều hình thức phong
phú, đa dạng; xây dựng cổng trường an toàn, văn hóa giao thông trong nhà
trường; tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh tham gia giao thông đảm
bảo an toàn theo đúng quy định.
2. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục
a) Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ khối, chủ động, linh hoạt thực
hiện và hoàn thành chương trình năm học
Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ khối, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo quy định; bố trí thời gian thực hiện chương trình hiệu quả bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh, bảo đảm cuối năm học học sinh đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.
Tham gia có hiệu quả các phong trào, hoạt động giao lưu: Giữ vở sạch viết chữ đẹp; Ngày hội đọc sách; Các hoạt động thể dục thể thao... ; Khuyến khích học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ như Trạng nguyên Tiếng Việt, Vio Toán, IOE.
b) Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 4 theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiểu học đã được Bộ GD&ĐT ban hành, cụ thể:
- Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các
môn học tự chọn theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tổ
chức các hoạt động củng cố để học sinh hoàn thành nội dung học tập, các hoạt
động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt
động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.
- Thực hiện việc dạy học 2 buổi/ngày theo kế hoạch của nhà trường; giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; hướng dẫn học sinh tham gia hiệu quả các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
- Phối hợp chặt chẽ với Đội TNTP Hồ Chí Minh trong việc rèn kĩ năng Đội cho học sinh.
3. Thực hiện việc dạy học giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
- Tổ chức dạy học mạch nội dung giáo dục “Địa phương em” phù hợp với thực tiễn của địa phương và phải được thực hiện trước khi tổ chức dạy học các nội dung khác của mạch nội dung “Địa phương và các vùng miền của Việt Nam” theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa được lựa chọn đối với môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo Quyết định số 927/QĐ-UBND ngày 14/4/2022 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh Khung chương trình tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế - cấp tiểu học và Quyết định phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương các lớp theo lộ trình của Bộ GD&ĐT để xây dựng kế hoạch giáo dục địa phương được tích hợp vào 3 tiết/tuần của môn học Hoạt động trải nghiệm đối với 4 và các môn học/HĐGD; tích hợp, lồng ghép trong kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn của Bộ GDĐT (công văn số 3036/BGDĐT-GDTH ngày 20/7/2021) và các văn bản của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về việc triển khai dạy học nội dung Giáo dục địa phương theo Chương trình GDPT 2018 bằng hình thức linh hoạt, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, địa phương, đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục.
4. Thực hiện giáo dục STEM
Thực hiện giáo dục STEM tiếp cận theo định hướng của Chương
trình giáo dục phổ thông 2018 theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GD&ĐT với
những yêu cầu cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong kế hoạch giáo dục của tổ khối, kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục; chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động giáo dục STEM.
- Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về vai trò của giáo dục STEM. Sử dụng hiệu quả nguồn học liệu tại địa chỉ website https://stemtieuhoc.edu.vn và tổ chức lựa chọn tài liệu, các nguồn học liệu khác theo quy định.
5. Nâng cao hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và
phương pháp, hình thức đánh giá
a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Thực hiện linh hoạt phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp những thành tố tích
cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học;
tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm, tích hợp nội dung giáo dục địa phương,
vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
Tiếp tục áp dụng một cách phù hợp mô hình trường học mới; dạy học
theo phương pháp Bàn tay nặn bột; đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá môn Tiếng Việt ở tiểu học; dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở cấp tiểu học linh hoạt với các hình thức tổ chức phù hợp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường, trong đó quan tâm đến nội dung lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học, tham khảo các bài giảng trên truyền hình, kho học liệu số dùng chung của Bộ GDĐT để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
b) Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức đánh giá
Đối với học sinh lớp 4 được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT.
Thực hiện nghiêm túc bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học, phù hợp
với từng nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực
hiện việc xét khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định.
Tiếp tục tham gia các đợt tập huấn, hướng dẫn các giáo viên về hình thức tổ chức, phương pháp đánh giá thường xuyên; biên soạn đề và tổ chức thực hiện bài kiểm tra định kỳ cho các môn học theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT và Quyết
định số 2904/QĐ-BGDĐT ngày 07/10/2022.
6. Các biện pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà.
a. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng – phụ đạo HS ngay từ đầu năm học:
-Xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng – phụ đạo hai môn Toán – Tiếng Việt và rèn chữ viết đẹp cho HS trong lớp.
-Xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo yêu cầu ND chương trình SGK đã quy định để định hướng cho việc bồi dưỡng – phụ đạo HS và rèn chữ viết đẹp.
-Trang bị đủ các tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện giảng dạy bồi dưỡng – phụ đạo HS và rèn chữ viết đẹp.
- Quy định các mốc thời gian, phân loại, lập danh sách các đối tượng HS Giỏi, HS yếu, học sinh viết đẹp và viết chưa đẹp sắp xếp thời gian thực hiện công tác bồi dưỡng – phụ đạo HS và rèn chữ viết đẹp.
- Tham gia học tập chuyên đề về nội dung, phương pháp bồi dưỡng – phụ đạo HS và rèn chữ viết đẹp.
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá theo từng thời điểm.
- Phân loại HSNK và HS yếu và học sinh viết chữ đẹp, chưa đẹp ở trong lớp để có biện pháp bồi dưỡng- phụ đạo thích hợp với từng đối tượng.
- Trực tiếp liên hệ với gia đình HS để phối hợp bồi dưỡng- phụ đạo và rèn chữ viết đẹp. Sắp xếp thời gian hợp lý để các em học tập thêm ở nhà.
- Tổ chức thực hiện các hình thức bồi dưỡng- phụ đạo thường xuyên như: Giúp bạn vượt khó, đôi bạn cùng tiến, Tổ chức nhóm học tập. Luôn quan tâm đến các đối tượng HS cần bồi dưỡng- phụ đạo trong các tiết học hàng ngày.
- Động viên và hỗ trợ HS có hoàn cảnh khó khăn tích cực vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập.
b .Những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học:
- Soạn bài, thực hiện giảng dạy đúng và đủ chương trình.theo YCCĐ và điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng dẫn; tích hợp các nội dung giáo dục KNS, BVMT, TNBĐ, BĐKH, GDQPAN, HTQC, PTBM, bệnh về Mắt...
- Thường xuyên nghiên cứu và thực hiện về đổi mới PPDH, sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực; tổ chức hoạt động học cho HS
- Tích cực sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học đã có, ứng dụng CNTT vào dạy học phù hợp từng nội dung, từng bài (, Sau mỗi bài dạy có rút kinh nghiệm về PP, nội dung chuyển tải đến HS...). nghiên cứu làm đồ dùng dạy học tự làm
- Tích cực dự giờ đồng nghiệp, tham gia hội thảo chuyên đề, thực hiện thao giảng , thao giảng chuyên đề để trao đổi rút kinh nghiệm trong qua trình giảng dạy; đăng kí giờ dạy tốt.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo TT 27, theo định hướng phát triển PC, NL của học sinh.
+ Trong đánh giá thường xuyên giáo viên phải biết kết hợp tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra với thời lượng ngắn như 10 phút, 15 phút, 20 phút…để xác định, làm minh chứng sự đúng đắn, khoa học của việc đánh giá nhận xét.
+ Xây dựng ma trận đề kiểm tra định kỳ đảm bảo theo YCCĐ về kiến thức, kỹ năng, định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh theo TT 27
- Tích cực tự học, tự nghiên cứu trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.
- Tiếp tục đổi mới sinh hoạt CM theo NCBH.
- Nghiên cứu, xây dựng SKKN và ứng dụng vào giảng dạy.
- Xây dựng nền nếp học tập, tự quản tốt, giáo dục cho HS có ý thức, thái độ học tập đúng đắn. Phát động các phong trào “tự học, tự quản”, “ đôi bạn cùng tiến”
- Trong mỗi giờ dạy-học, quan tâm tới từng đối tượng HS nhất là HS chậm hiểu, ít chú ý...biểu dương , động viên HS dù tiến bộ nhỏ để tạo hứng thú cho các em trong học tập, tìm tòi kiến thức...
- Tạo không khí vui bằng cách tổ chức trò chơi học tập cho HS tham gia (nhất là các học sinh còn rụt rè); uốn nắn, động viên HS sửa chữa kịp thời những lỗi sai.
- Tăng cường ôn tập, bổ sung kiến thức hổng cho HS theo từng bài học, mạch kiến thức, chủ đề bài học để HS có thể liên hệ học bài học mới (vào các buổi học tăng tiết. Nếu cần thiết, tăng tiết vào buổi thứ 7).
- Hướng dẫn HS làm quen với bài thực hành/ bài kiểm tra qua bài khảo sát ngắn 15phút, 25 phút...vào các buổi học tăng tiết, qua đó nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS rút kinh nghiệm cách làm bài.
- Hướng dẫn học sinh biết hợp tác với bạn, học tập từ bạn, nhận xét giúp đỡ bạn cùng tiến bộ ( xây dựng đôi bạn cùng tiến trong lớp học).
- Chú trọng đến tất cả các đối tượng học sinh để phân loại trình độ học lực nhằm có kế hoạch giảng dạy theo từng đối tượng học sinh tốt hơn.
- Thường xuyên quan tâm thăm hỏi và phối hợp với PHHS để quản lí giờ học ở lớp và ở nhà của các em.
-Hàng tuần, hàng tháng có bài kiểm tra 15 phút , bài kiểm tra định kì của từng môn học để nắm chất lượng học tập của học sinh từ đó có kế hoạch dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
-Thường xuyên động viên những em khó khăn cố gắng trong học tập.
- Chú trọng rèn chữ viết cho HS nhất là lỗi chính tả, sửa và uốn nắn kịp thời cho các em.
-Khuyến khích HS tự học và thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung bài học và diễn đạt bằng lời của mình hay và lưu loát.
-Thường xuyên kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của học sinh.
- Phân loại trình độ học lực của lớp vào thời gian : Giữa học kì 1-Cuối học kì 1- Giữa học kì 2 - Cuối học kì 2
- Thường xuyên sử dụng các hình thức động viên học sinh, khen thưởng kịp thời tạo sự tin tưởng cho học sinh
- Hướng dẫn học sinh cách tự học ở nhà
- Tìm hiểu cụ thể từng đối tượng học sinh, xem xét, đánh giá từng em. Động viên những em có hoàn cảnh khó khăn cố gắng vươn lên trong học tập.
- Cần liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh của lớp để thông báo kết quả học tập của từng em, thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ học sinh yếu kém giáo dục học sinh cá biệt, biểu dương kịp thời cho những học sinh nỗ lực học tập và rèn luyện tốt
- Xây dựng nề nếp, kỉ cương trong hoạt động học tập của học sinh, giáo dục cho học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường, đến lớp đúng giờ, học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, tham gia phát biểu xây dựng bài, có đầy đủ đồ dùng học tập, thuộc, hiểu và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, đọc hàng ngày trước buổi học.
- Giáo dục động cơ học tập của học sinh thông qua các hoạt động tư vấn tâm lí, trải nghiệm, truyền động lực cảm hứng giúp các em tự thể hiện được vai trò chủ động trong học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên ở lớp cũng như ở nhà, biết tự quản lớp trong mọi hoạt động dù không có thầy cô.
- Phối hợp các hoạt động học tập chính khóa và ngoại khóa tổ chức các sân chơi vui nhộn, các cuộc giao lưu, các trò chơi dân gian của địa phương, .. để vừa tăng cường vốn kiến thức cho học sinh, đồng thời giúp các em phát triển vốn ngôn ngữ và phát triển thêm các năng lực, phẩm chất, giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, ứng xử và ham muốn được đến trường.
- Về phẩm chất: yêu cầu học sinh biết lễ phép với người lớn tuổi, thầy cô giáo, có lời nói hay, cử chỉ tốt. Có ý thức rèn kĩ năng sống, rèn luyện thân thể, phòng chống các bệnh tật, dịch bệnh đang lan tàn. Biết phòng tránh các tại nạn gây thương tích, gây nguy hiểm đến tính mạng. Tham gia các hoạt động từ thiện, hoạt động công ích. Biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
c . Tăng cường các biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh các tổ chức và cá nhân nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, huy động mọi lực lượng của cộng đồng tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục, tu
tạo, tân trang trường lớp xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành
mạnh:
- Tuyên truyền cho phụ huynh về cách dạy dỗ, giáo dục con em mình một cách hiệu quả, biết phối hợp với nhà trường, giáo viên trong công tác giáo dục học sinh.
- Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu được mục đích, ý nghĩa chương trình sách giáo
khoa, hiểu được chủ chương giáo dục theo quan điểm cải cách đổi mới trong các cuộc họp phụ huynh, qua nhóm zalo, điện thoại, qua website của nhà trường,...
- Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của các hoạt
động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, giúp phụ huynh nhận thức được sâu sắc hơn về công tác GD. Từ đó cha mẹ học sinh tham gia một cách tự nguyện trong việc đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động giáo dục cụ thể như trang trí lớp học,động viên và khuyến khích con em tích cự tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp HS phát triển một cách toàn diện.
- Đảm bảo thông tin hai chiều (giáo viên – CMHS) chính xác và định kì theo định
hoặc đột xuất khi cần (thông qua sổ liên lạc, qua website của nhà trường, qua họp CMHS, mời CMHS lên gặp, giáo viên đến nhà...).
II. Củng cố và tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục
1. Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và hướng dẫn giáo viên trong tổ
chuyên môn tham gia xây dựng kế hoạch cá nhân, kịp thời phát hiện thuận lợi, khó
khăn và đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ
khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
2. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có, xây
dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy
học.
Hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động đọc sách tại thư viện có hiệu quả.
3. Tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
Đẩy mạnh việc truyền thông về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức triển khai sách giáo khoa lớp 4 đến từng phụ huynh học sinh để tạo sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục
và đào tạo.
Các giáo viên trong tổ tích cực tự học, tham gia tập huấn sử dụng các phương tiện phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
4. Một số hoạt động khác
4.1. Tổ chức giao lưu các hoạt động để có nhiều học sinh tham gia như: Trạng nguyên TV, Toán Vioedu, IOE,.. Các cuộc giao lưu được tổ chức trên cơ sở tự nguyện và đồng thuận của phụ huynh và học sinh.
4.2. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh với công tác giáo dục của nhà trường. Chú trọng đến các chủ đề của từng tháng học để tổ chức cho học sinh vui chơi và rèn luyện một số kỹ năng cơ bản.
4.3. Hướng dẫn cho các em có ý thức về xử lý rác thải từ nguồn, biết phân loại rác.
4.4. Tăng cường, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đảm bảo an toàn trường học, không để xảy ra tình trạng bạo lực và xâm hại trẻ em,…Hoạt động giáo dục được tổ chức dưới nhiều hình thức sau giờ học chính khóa trên cơ sở thống nhất tự nguyện của học sinh, của cha mẹ học sinh và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.5. Tăng cường công tác giáo dục ý thức chấp hành Luật An toàn giao thông đường bộ cho giáo viên, nhân viên, học sinh với bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng;
4.6. Tạo điều kiện để cha mẹ học sinh cùng tham gia vào các hoạt động của nhà trường như xây dựng vườn trường, văn nghệ, thể dục thể thao, vệ sinh môi trường,…
4.7. Duy trì kết quả bồi dưỡng thường xuyên
Xây dựng kế hoạch BDTX của tổ và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX của tổ đến toàn thể giáo viên xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên, viết bài thu hoạch. Tổ chuyên môn tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của GV của về BGH đúng thời gian quy định.
III. ĐĂNG KÝ DANH HIỆU THI ĐUA CỦA CÁ NHÂN VÀ TỔ
a.Danh hiệu tổ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
b.Giáo viên:
-Hoàn thành nhiệm vụ: 7 GV TL : 100%
-Chiến sĩ thi đua cơ sở: 1 GV TL : 14,3%
-Lao động tiên tiến: 6 GV TL : 85,7%
-Cụ thể:
STT |
Giáo viên |
Đăng kí thi đua |
Ghi chú |
1 |
Nguyễn Thị Tường Vy |
Lao động tiên tiến |
|
2 |
Mai Thị Kim Huy |
Lao động tiên tiến |
|
3 |
Lê Văn Dõng |
Lao động tiên tiến |
|
4 |
Đỗ Văn Tân |
Lao động tiên tiến |
|
5 |
Nguyễn Thị Huyền Vân |
Chiến sĩ thi đua cơ sở |
|
6 |
Phạm Thị Ngọc Hoa |
Lao động tiên tiến |
|
7 |
Hồ Nguyễn Tiểu Quỳnh |
Lao động tiên tiến |
V. Tổ chức thực hiện
Trên sơ sở kế hoạch của tổ khối, các giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả, chất lượng , đạt chỉ tiêu đề ra.
Để đạt được các chỉ tiêu đề ra, tổ khối kêu gọi các giáo viên trong tổ phải nổ lực phấn đấu, đoàn kết, chủ động, sáng tạo để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm học 2024- 2025./
Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 – 2025. Giáo viên khối 5 quyết tâm thực hiện tốt để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học này.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU |
TỔ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Huyền Vân |
B. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2024-2025
Thời gian |
Nội dung |
Thành phần thực hiện |
Tháng 8/2024 |
Chủ điểm: Thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng Tháng tám thành công và Quốc Khánh 2/9 - Họp Hội đồng sư phạm trả phép đầu năm học - GV nhận lớp và ổn định tổ chức lớp. - Thực hiện phong quang trường lớp, chuẩn bị điều kiện cho năm học mới; - Báo cáo tình hình học sinh đầu năm học; - Tham gia học bồi dưỡng chính trị đầu năm; |
- Toàn thể GV trong tổ - GVCN - GVNV trong tổ -GVCN - Toàn thể GVNV |
Tháng 9/2024 |
Chủ điểm: Thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng Tháng tám thành công và Quốc Khánh 2/9 - Thực hiện dạy học theo chương trình - Ổn định hoạt động dạy và học; - Tham dự Lễ khai giảng năm học mới; - Thực hiện đánh giá kết quả học tập học sinh theo TT 27/BGD. - Hoàn tất các kế hoạch hoạt động năm học Tổ khối, GV; - Tiếp thu công tác BDTX năm học 2024-2025 (căn cứ KH PGD); - Điều tra khảo sát từ 0 đến 14 tuổi trên địa bàn phụ trách và nhập số liệu vào phiếu điều tra phổ cập; - Trang hoàng trí lớp học thân thiện - Hướng dẫn và ôn luyện HS tham gia giao lưu trạng nguyên Tiếng Việt, Toán Vioedu. |
- GVCN - Toàn GV - Toàn thể GVNV - GVCN - TT, GVNV - Toàn thể NV - Toàn thể GVNV - GVCN - GVCN |
Tháng 10/2024 |
Chủ điểm: Thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930); kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982) - Tổ chức dạy học theo chương trình - Tham dự các ĐH và Hội nghị đầu năm học sau khi sáp nhập 02 trường. - Khảo sát chất lượng tháng 9. - Kiểm tra hoạt động dạy học của 1 số lớp. - Theo dõi giúp đỡ cho GV dạy theo CTGDPT 2018. - Tham gia các lớp tập huấn do PGD tổ chức. - Kiểm tra giúp đỡ một số giáo viên trong thực hiện đánh giá học sinh, chú trọng đánh giá thường xuyên. - Tiến hành thao giảng, dự giờ quay vòng - Kiểm tra hồ sơ giáo viên, tổ khối lần 1 - Kiểm tra công tác Rèn chữ - Giữ vở các lớp - Tổ chức các trò chơi dân gian - Kiểm tra, dự giờ các tiết chia sẻ sách taị các lớp. - Tham gia sinh hoạt chuyên môn liên trường, cấp Cụm theo kế hoạch. - Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra với thời lượng ngắn như 10 phút, 15 phút, 30 phút nhằm nâng cao chất lượng. - Tiếp tục hướng dẫn và ôn luyện HS tham gia giao lưu trạng nguyên Tiếng Việt, Toán. - BGH kiểm tra toàn diện đợt 1. - Tham dự ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 |
- Toàn GV - Toàn CGNV - GVCN - BGH - TTCM, GV - BGH, TTCM - BGH, TTCM - GVCN -TTCM - TTCM - Toàn GV - BGH - TTCM, GV - GVCN - GVCN -BGH |
Tháng 11/2024 |
Chủ điểm: Thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930); kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982) - Tổ chức dạy học theo chương trình - Tổ chức đăng kí thi đua Dạy tốt – Học tốt chào mừng Ngày NGVN 20/11 - Kiểm tra hoạt động dạy học của 1 số lớp. - Tổ chức chuyên đề: Ứng dụng stem trong dạy học. - Các tổ khối thao giảng, dự giờ quay vòng. - Tổ chức hoạt động cũng như Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, tham gia các hoạt động chào mừng 41 năm Ngày NGVN do các cấp tổ chức. - Kiểm tra công tác Rèn chữ - Giữ vở các lớp. - Tham gia sinh hoạt chuyên môn Cụm trường. - Tổ chức giải cờ vua cấp trường; Tham gia giải cờ vua, cờ tướng truyền thống do các cấp tổ chức. - Sinh hoạt các Câu Lạc Bộ. - Kiểm tra, dự giờ các tiết chia sẻ sách các lớp. - Kiểm tra việc thực hiện công tác BDTX của giáo viên. - Chỉ đạo GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra với thời lượng ngắn như 10 phút, 15 phút, 30 phút nhằm nâng cao chất lượng. - Tổ chức kiểm tra GKI (lớp 5); khảo sát chất lượng (lớp 1, 2, 3, 4). - Chọn GV và bồi dưỡng GV để tham gia dự thi GV dạy giỏi cấp huyện. - Tiếp tục hướng dẫn và ôn luyện HS tham gia giao lưu trạng nguyên Tiếng Việt, Toán Vioedu, IOE, cờ vua, cờ tướng. - Tổ chức dạy học tại thư viện. - Kiểm tra toàn diện GV. |
- BGH, TTCM, GV - GV - BGH, TTCM - TTCM, GV - Toàn thể CBGVNV - BGH - TTCM, GV - BGH, TPT, GV thể dục - BGH, TPT, GV khối 4, 5 - Chủ nhiệm CLB - Tổ quản lý - BGH, TTCM - BGH, TTCM - BGH, TTCM, GV BGH, TKT |
Tháng 12/2024 |
Chủ điểm: Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân và ngày thành lập QĐNDVN 22/12) - Tổ chức dạy học theo chương trình - Tiến hành thao giảng, dự giờ. - Kiểm tra các hoạt động dạy học của một giáo viên trong tổ. - Tổ chức Kiểm tra định kỳ cuối HKI. - Kiểm tra hồ sơ giáo viên lần 2. - Kiểm tra công tác Rèn chữ - Giữ vở các lớp. - Sinh hoạt các Câu Lạc Bộ. - Tổ chức họp CMHS lần 2. - Tiếp tục kiểm tra, dự giờ các chia sẻ sách các lớp. - Tiếp tục khảo sát chất lượng học sinh. - Tham dự sinh hoạt chuyên môn Cụm trường. - Tiếp tục hướng dẫn và ôn luyện HS tham gia giao lưu trạng nguyên Tiếng Việt, Toán Vioedu. Tổ chức giao lưu Trạng nguyên Tiếng Việt - V16 - Sơ khảo cấp trường. |
-BGH, TTCM, GV -BGH -BGH, TTCM, GV - BGH, TTCM, GV - BGH, TTCM - GVCN - Chủ nhiệm CLB - GV - BGH, TTCM - Thành phần theo KH - GV phụ trách - TK, GV - Toàn thể CBGV |
Tháng 01/2025 |
- Tổ chức dạy học theo chương trình. - Tham gia sinh hoạt chuyên môn Cụm trường. - Nhập thống kê chất lượng học kỳ 1 lên phần mềm EQMS của Bộ, cổng thông tin điện tử của Sở. - Dự giờ, giúp đỡ GV theo CTGDPT 2018 - Kiểm tra hoạt động dạy học các lớp. - Tham gia các lớp tập huấn do Phòng GD tổ chức. - Kiểm tra đánh giá học sinh theoTT 27; dự giờ giáo viên. - Sinh hoạt các Câu Lạc Bộ. - Các tổ khối thao giảng, dự giờ . - Tiếp tục kiểm tra, dự giờ các tiết chia sẻ sách các lớp. - Chỉ đạo GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra với thời lượng ngắn như 10 phút, 15 phút, 30 phút nhằm nâng cao chất lượng. - Tham gia giải Cờ vua, cờ tướng truyền thống cấp tỉnh (nếu có). - Tổ chức sơ kết HKI và báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ HKI. - Tiếp tục hướng dẫn và ôn luyện HS được tham gia giao lưu trạng nguyên Tiếng Việt, Toán Vioedu, IOE. - Tham gia Ngày hội STEM cấp trường. - Tổ chức dạy học tại thư viện. - Triển khai chuyên đề Tiếng Việt Nói và nghe: Trao đổi em đọc sách báo: Bác Hồ của em. - Tham gia thi GVDG cấp huyện ( nếu có) |
- BGH, TTCM, GV - CBGVNV phụ trách - BGH, TTCM - Theo QĐ - GV - BGH, TTCM - Chủ nhiệm CLB - TK, GV - CN các CLB - GV Bản quyền thuộc TRƯỜNG TIỂU HỌC VINH HƯNG |