Một số kế hoạch khác
Kế hoạch Kiểm tra nội bộ năm học 2017-2018
PHÒNG GD&ĐT PHÚ LỘC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG TH VINH HƯNG 1 |
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
|
|
Số: 62/KH-THVH1 |
Vinh Hưng, ngày 05 tháng 10 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
Công tác kiểm tra nội bộ năm học 2017 - 2018
Căn cứ Nghị định 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 05/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo;
Căn cứ công văn số 2197/SGDĐT-TTr ngày 09/10/2014 của Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế về việc hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học;
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của Sở, Phòng GD&ĐT Phú Lộc; Nghị quyết của nhà trường năm học 2017 – 2018;
Trường Tiểu học Vinh Hưng 1 xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2017 - 2018 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Công tác kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động quản lý thường xuyên của lãnh đạo nhà trường, nhằm giúp hiệu trưởng tìm ra những biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra; góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường.
2. Kiểm tra nội bộ nhằm giúp mỗi cá nhân, tổ chức trong nhà trường tuân thủ và thực hiện đúng các qui định của pháp luật và qui định, qui chế của ngành, của đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt chất lượng, hiệu quả công tác tốt.
3. Qua kiểm tra để đôn đốc, thúc đẩy hoạt động dạy và học, nâng cao hiệu lực của công tác quản lý. Củng cố và thiết lập trật tự, kỷ cương trường học, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục.
4. Kiểm tra tất cả các hoạt động của tập thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên phải đúng qui trình, khách quan, trung thực.
II. NHIỆM VỤ.
1. Thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường: Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn và căn cứ tình hình thực tế của trường, Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trong trường và phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên.
2. Xây dựng chương trình kế hoạch Kiểm tra nội bộ phù hợp với đơn vị.
3. Dưới sự điều hành của Hiệu trưởng, Ban kiểm tra nội bộ tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra theo kế hoạch, đảm bảo đầy đủ các nội dung theo yêu cầu.
4. Kết hợp với Ban thanh tra nhân dân giải quyết kịp thời các vướng mắc trong đơn vị để điều chỉnh kịp thời các đề xuất.
5. Điều chỉnh bổ sung đầy đủ các loại kế hoạch trong năm học. Xử lý kết quả, báo cáo đánh giá rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo.
6. Nêu gương các thành viên thực hiện tốt, cá nhân điển hình.
III. YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG KIỂM TRA.
A. Yêu cầu:
1. Quy trình thực hiện và kết quả đạt được của các tổ, các bộ phận, cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên theo các chỉ tiêu, yêu cầu đề ra tại kế hoạch của đơn vị, tổ khối, cá nhân.
2. Tinh thần, thái độ và kết quả học tập rèn luyện của các lớp và học sinh toàn trường theo các chỉ tiêu, yêu cầu đề ra tại kế hoạch của đơn vị.
B. Nội dung kiểm tra:
1. Tự kiểm tra toàn diện nhà trường.
2. Kiểm tra chuyên đề.
3. Kiểm tra các hoạt động của tổ khối, bộ phận phụ trách.
4. Kiểm tra hoạt động sư phạm, thanh tra toàn diện giáo viên.
5. Kiểm tra kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
IV. LỰC LƯỢNG KIỂM TRA.
- Hiệu trưởng: Phụ trách chung.
- Phó Hiệu trưởng và các tổ trưởng, phó chuyên môn, trưởng các đoàn thể.
V. HÌNH THỨC VÀ CHỈ TIÊU KIỂM TRA.
1. Tự kiểm tra Nhà trường:
Kiểm tra công tác Kiểm định chất lượng; Thư viện .
2. Kiểm tra chuyên đề:
a) Tự kiểm tra công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường:
- Trong lãnh đạo nhà trường cần có sự phân công công tác rõ ràng, cụ thể. Các thành viên trong lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng chương trình công tác để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Định kỳ, lãnh đạo nhà trường đánh giá, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức và cá nhân thực hiện kế hoạch công tác đảm bảo tiến độ.
b) Kiểm tra việc thực hiện tài chính, kế toán, thủ quỹ:
Việc huy động, sử dụng các nguồn kinh phí do nhân dân, phụ huynh, các tổ chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ.
d) Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua:
Việc thành lập ban chỉ đạo; công tác xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm…
3. Kiểm tra các bộ phận, tổ khối.
Những yêu cầu chính khi kiểm tra toàn diện đơn vị tổ khối và các bộ phận:
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ của tổ, của bộ phận.
- Kiểm tra hồ sơ sổ sách của tổ, của bộ phận.
- Kiểm tra thực tế các hoạt động theo nhiệm vụ.
- Xem xét, đánh giá năng lực điều hành, quản lý, chỉ đạo của tổ trưởng, tổ phó, nhân viên phụ trách bộ phận.
- Xem xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ thông qua hồ sơ, sổ sách và hoạt động của các thành viên tổ, bộ phận (gồm: xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, đôn đốc kiểm tra, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, các công việc của nhà trường và Ngành đã triển khai).
4. Kiểm tra toàn diện giáo viên:
Những nội dung, yêu cầu chính kiểm tra toàn diện giáo viên bao gồm:
- Việc thực hiện quy chế của đơn vị.
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Kiểm tra hoạt động sư phạm.
- Kiểm tra hồ sơ sổ sách.
- Tác phong, đạo đức nhà giáo.
- Kiểm tra học sinh; việc đánh giá, chữa bài, nhận xét học sinh.
- Giao tiếp, mối quan hệ với phụ huynh, đồng nghiệp...
- Kiểm tra toàn bộ nề nếp của lớp để đánh giá công tác chủ nhiệm, hoạt động đội hoặc sao nhi đồng.
- Tinh thần tham gia các phong trào do nhà trường và các đoàn thể tổ chức.
5. Kiểm tra học sinh:
Hiệu trưởng tổ chức cho ban kiểm tra nội bộ thông qua việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo đề chung của các tổ hoặc của trường để đánh giá chất lượng học sinh. Từ kết quả đó làm cơ sở xem xét đánh giá mức độ chuyển biến về chất lượng giảng dạy, giáo dục của giáo viên, của tổ hoặc nhà trường một cách chính xác, khách quan.
6. Kiểm tra đột xuất các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
- Dự giờ giáo viên.
- Kiểm tra hồ sơ cá nhân, chất lượng học sinh sau tiết dạy, bài soạn ...để đánh giá tinh thần tự giác trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của giáo viên, đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác.
- Kiểm tra giáo viên, nhân viên khi có dấu hiệu vi phạm.
V. THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA:
THÁNG |
NỘI DUNG CÔNG TÁC |
ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC KT |
THỰC HIỆN |
10/2017 |
- Kiểm tra các loại hồ sơ, kế hoạch của tổ khối, cá nhân. - Kiểm tra công tác Y tế học đường. |
Tổ khối, cá nhân |
BGH, Tổ KT
|
11/2017 |
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của GV; Kiểm tra toàn diện GV.
|
Giáo viên
|
BGH, TT, Tổ KT
|
12/2017 |
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của GV, Kiểm tra toàn diện GV. - Kiểm tra việc thực hiện tài chính, kế toán. |
Giáo viên,
Kế toán, thủ quỹ
|
BGH, TT, Tổ KT
|
01/2018 |
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của GV, Kiểm tra toàn diện GV. - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn giáo viên. |
Giáo viên, Tổ khối
|
BGH, TT Tổ KT |
02/2018 |
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của GV; |
Giáo viên
|
BGH, TT, Tổ KT |
3/2018 |
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn giáo viên. - Kiểm tra hoạt động sư phạm của GV; Kiểm tra toàn diện GV.
|
Giáo viên, Tổ khối
|
BGH, TT, Tổ KT
|
4/2018 |
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của GV; Kiểm tra toàn diện GV. - Kiểm tra công tác BDTX giáo viên. |
Giáo viên, Tổ khối |
BGH, TT, Tổ KT |
5/2018 |
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn giáo viên. - Kiểm tra kết quả đánh giá học tập, rèn luyện của HS |
Giáo viên, Tổ khối |
BGH, TT, Tổ KT |
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
A. Trách nhiệm của Hiệu trưởng.
1. Ra quyết định thành lập các Ban (Tổ) kiểm tra theo từng nội dung, từng thời gian cu thể.
2. Biên soạn các biểu mẫu kiểm tra phù hợp theo từng nội dung.
3. Sử dụng kết quả kiểm tra để xét đề nghị thi đua, khen thưởng, nâng lương, đề bạt cán bộ theo yêu cầu; Lưu trữ hồ sơ kiểm tra.
B. Trách nhiệm của Ban kiểm tra:
- Các thành viên ban kiểm tra nội bộ tìm hiểu, thâm nhập các văn bản pháp quy, các quy định, hướng dẫn của các cấp để có căn cứ đối chiếu khi kiểm tra.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ theo kế hoạch. Ban kiểm tra nội bộ cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học bằng việc lập kế hoạch cụ thể cho từng tháng (theo thời gian), theo từng đợt (theo quy mô, nội dung). Mỗi nội dung kiểm tra nhất thiết phải lập biên bản kiểm tra để làm căn cứ đánh giá, lưu trữ hồ sơ.
C. Kinh phí cho hoạt động kiểm tra:
Hiệu trưởng tham khảo ý kiến Hội đồng nhà trường để quyết định, đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ và hỗ trợ cho công tác kiểm tra nội bộ.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường năm học 2017 - 2018. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc các bộ phận cần có báo cáo kịp thời để cùng giải quyết .
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
-Phòng GD&ĐT (báo cáo);
- Các đoàn thể (phối hợp);
- Các tổ CM (thực hiện);
- Lưu VT.
Mai Công Phước
Số lượt xem : 186