Mục tiêu của giáo dục không phải dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có mà nó phải là con đường dẫn lối cho tâm hồn người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện "

Ngày 05 tháng 02 năm 2025

 » Kế hoạch » Kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược

Cập nhật lúc : 15:18 05/11/2020  

Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020-2025

  PHÒNG GD&ĐT PHÚ LỘC              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH VINH HƯNG 1                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

       
       

 

   Số: 70/KHCL-THVH1                               Vinh Hưng, ngày 04 tháng 11 năm 2020

 

 

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC VINH HƯNG 1

GIAI ĐOẠN 2020 – 2025

 
   

 

Trường Tiểu học Vinh Hưng 1 được thành lập theo Quyết định số 1580/2006/QĐ-UBND ngày 23/8/2006 của UBND Huyện Phú Lộc. Trong gần 15 năm qua, Nhà trường đã phấn đấu không ngừng để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của từng năm học, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhà trường từng bước phát triển bền vững và ngày càng phát triển.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận hành và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.

          Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược của Trường Tiểu học Vinh Hưng 1 là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GD&ĐT về Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học đối với lớp 1 và đánh giá học sinh theo Văn bản hợp nhất 03/VBHNBGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ GD&ĐT (Hợp nhất TT22 và TT 30) với học sinh từ lớp 2 đến lớp 5. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (CTGDPT 2018).

          Nhà trường đã không ngừng xây dựng và phát triển về chất lượng, quy mô, tạo môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp và An toàn”, là một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh. Bởi nhà trường trong những năm qua đạt nhiều thành tích đáng phấn khởi và rất tự hào, cụ thể như:

Năm 2011 được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo Quyết định số 1440/QĐ-UBND ký ngày 14 tháng 7 năm 2011 và đến năm 2016 được công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo Quyết định số 3276/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 2 theo Quyết định số 393/QĐ-GD&ĐT ký ngày 09 tháng 3 năm 2012 và đạt cấp độ 3 theo Quyết định số 1143/QĐ-SGDĐT ký ngày 21 tháng 5 năm 2018.

- Năm 2011 được Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng trường đạt loại Xuất sắc về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010-2011 theo Quyết định số 1875/QĐ-SGDĐT ký ngày 23 tháng 11 năm 2011. Năm 2012 được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2011-2012 theo Quyết định số 4942/QĐ-BGDĐT ký ngày 12 tháng 11 năm 2012. Năm 2013 được UBND tỉnh tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục và đào tạo năm học 2012-2013 theo Quyết định số 1428/QĐ-UBND ký ngày 26 tháng 7 năm 2013.

- Về Thư viện, được Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cấp giấy Chứng nhận đạt danh hiệu Tiên tiến theo Quyết định số 1972/QĐ-SGD&ĐT ký ngày 17 tháng 8 năm 2015 và danh hiệu Xuất sắc theo Quyết định số 2187/QĐ-SGDĐT ký ngày 30 tháng 9 năm 2020.

Từ năm thành lập trường đến nay Nhà trường nhiều năm đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến và tập thể Lao động xuất sắc.

I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

1. Môi trường bên trong  

1.1. Điểm mạnh:

a) Đội ngũ.

Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường hiện có: 28 người

Trong đó:

- Ban giám hiệu: 02

- Tổng phụ trách: 01

- Giáo viên: 21

- Nhân viên: 04.

- Trình độ chuyên môn:

          + Đại học: 15

          + Cao đẳng: 11

          + Trung cấp: 01

          + Chưa đào tạo: 01 (Bảo vệ)

- Công tác tổ chức quản lý: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo; Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế; công tác tổ chức triển khai kiểm tra, đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới, được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và lãnh đạo địa phương.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển; chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm hầu hết đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

          b) Chất lượng học sinh.

   + Phẩm chất: Đạt 100%.

  + Năng lực: Chất lượng đại trà hằng năm tăng lên, duy trì tỷ lệ hoàn thành chương trình lớp học 100%. Hoàn thành chương trình bậc Tiểu học đạt 100%.

   c) Cơ sở vật chất:

Trường hiện có 1 điểm tập trung, gồm có 25 phòng. Trong đó:

  + 14 phòng học/14 lớp.

+ 01 phòng Tin học

+ 01 phòng Nghệ thuật

+ 01 phòng Tiếng Anh

  + 01 phòng Thư viện

  + 01 phòng Thiết bị      

  + 01 phòng Hội đồng

  + 01 phòng Hiệu trưởng

  + 01 phòng Phó Hiệu trưởng

  + 01 phòng Kế toán

  + 01 phòng Truyền thống và Đội

  + 01 phòng Y tế

1.2. Điểm yếu.

a) Đội ngũ: Một số giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019 để đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh; chưa chủ động tìm hiểu, tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

b) Chất lượng học sinh:

Đại đa số là con em nhà nông, điều kiện gia đình còn khó khăn, đa số có cha mẹ làm nông, có một bộ phận nhỏ phụ huynh ít quan tâm đến con em nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh.

c) Cơ sở vật chất:

Còn thiếu một số phòng chức năng, phòng hiệu bộ; các trang thiết bị về ứng dụng công nghệ thông tin; thiết bị, đồ chơi ngoài trời; một số phòng học xuống cấp, hư hỏng. Tuy có đầu tư nhưng chưa đáp ứng so với nhu cầu hiện nay.

2. Môi trường bên ngoài

2.1. Cơ hội

- Có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự đồng thuận, đoàn kết của tập thể đội ngũ; có sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá tốt.

- Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm.

2.2. Thách thức

- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.

- Chất lượng đội ngũ phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần, thái độ học tập đúng đắn, phòng chống
bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, ý thức khi tham gia giao thông, có kỹ năng sống…

- Việc ứng dụng trong công nghệ thông tin vào giảng dạy, quản lý và trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

          - Các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT.

II. CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC

  1. Các vấn đề ưu tiên giải quyết

1.1. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

1.3. Nâng cao chất lượng đại trà học sinh; đào tạo học sinh mũi nhọn.

1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học và công tác quản lý.

1.5. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị.

1.6. Xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

  2. Định hướng chiến lược

  2.1. Sứ mệnh

Xây dựng nhà trường trở thành "Trường học hạnh phúc", tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện, sáng tạo, chất lượng, năng động để mỗi học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên phát triển tối đa khả năng của bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành, của đất nước. 

  2.2. Tầm nhìn

Trở thành một ngôi trường có chất lượng, là địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi gắm con em mình, nơi giáo viên và học sinh luôn năng động, sáng tạo và vươn tới thành công. 

          2.3. Giá trị

          - Tinh thần đoàn kết                          - Lòng yêu thương, khoan dung

          - Dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm      - Tính trung thực

          - Sự hợp tác                                       - Khát vọng vươn lên    

  III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

  1. Mục tiêu chung  

  Xây dựng nhà trường đạt danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, có uy tín về chất lượng giáo dục; là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu
hướng phát triển của đất nước và thời đại.

  2. Chỉ  tiêu cụ thể

  2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên

  - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi 90% trở lên.

  - Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy tính.

  - Có 100% CB,GV-NV đạt trình độ chuẩn trở lên.

  - Có giáo viên đạt giải trong các hội thi, giao lưu cấp tỉnh, cấp huyện.

  - Không có CB, GV, NV vi phạm về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nội quy, quy chế, của ngành và của đơn vị.

          2.2. Học sinh

  a) Quy mô:     

  + Lớp học: Từ 14 đến18 lớp.      

  + Học sinh: Từ 430 đến 540 học sinh.

  b) Chất lượng:

  - Phẩm chất:

  + Đạt 100 %

  + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, biết giao tiếp có văn hoá; tích cực, tự nguyện tham gia các hoạt động.

   - Năng lực:    

   + Hoàn thành: 100%  

   + Có học sinh đạt giải các hội thi, giao lưu cấp huyện, cấp tỉnh.

  + Hoàn thành chương trình bậc Tiểu học hằng năm đạt 100%

                   2.3. Cơ sở vật chất

   - Tham mưu các cấp đầu tư xây dựng các phòng chức năng, phòng hiệu bộ; sửa chữa các phòng xuống cấp và hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ công tác dạy học, đáp ứng kịp với nhu cầu đổi mới hiện nay.              

   - Xây dựng vườn hoa, khuôn viên, sân chơi, bãi tập đảm bảo môi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”.

  2.4. Danh hiệu:

  - Giai đoạn 2020 – 2022: + Tập thể lao động tiên tiến;

                                         + Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

  - Giai đoạn 2022 – 2025: + Tập thể lao động xuất sắc;

                               + Duy trì và phát triển Trường chuẩn quốc gia mức độ 2.

  3. Phương châm hành động

  “Tập thể đoàn kết, dân chủ, đổi mới, sáng tạo. Tất cả vì học sinh thân yêu”.

   IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

  1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh

  - Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GD&ĐT về Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học đối với lớp 1 và đánh giá học sinh theo Văn bản hợp nhất 03/VBHNBGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ GD&ĐT (Hợp nhất TT22 và TT 30) với học sinh từ lớp 2 đến lớp 5. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, trải nghiệm, giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

  - Người phụ trách: Ban giám hiệu, Đoàn, Đội, tổ chuyên môn và giáo viên.

          2. Xây dựng và phát triển đội ngũ

  - Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất đạo đức tốt, chính trị vững vàng; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ đạt chuẩn trở lên, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

  - Người phụ trách: Ban Giám hiệu, Công đoàn, các tổ trưởng chuyên môn.

          3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục

  - Xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quang trường lớp, trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

  - Tham mưu xây dựng đầy đủ các phòng chức năng, các trang thiết bị.

- Người phụ trách: Ban giám hiệu, Công đoàn, giáo viên, nhân viên.

          4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, báo cáo, trao đổi thông tin, giáo án điện tử…góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.

- Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được thành thạo máy tính.

- Người phụ trách: Ban giám hiệu, tổ công nghệ thông tin.

          5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục

- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Huy động các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường:

  + Nguồn ngân sách nhà nước.

  + Nguồn ngoài ngân sách.

  + Nguồn xã hội hoá giáo dục.

- Người phụ trách: Ban giám hiệu, Công đoàn, Ban đại diện CMHS.

          6. Xây dựng thương hiệu

- Tạo thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.

- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của cá nhân, tập thể.

- Người phụ trách: Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

V. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Hội đồng trường ra Quyết nghị triển khai Kế hoạch chiến lược 5 năm của trường giai đoạn 2020 – 2025.

2. Ban giám hiệu lập Kế hoạch triển khai từng năm học, học kỳ, tháng, tuần.

3. Các tổ khối, đoàn thể xây dựng kế hoạch phù hợp để tổ chức thực hiện theo từng năm, học kỳ, tháng, tuần.

4. Hằng tuần, tháng họp giao ban, họp cơ quan để rà soát công việc; kịp thời bổ sung những thiếu sót hoặc điều chỉnh các kế hoạch chưa hoàn chỉnh.

5. Từng năm học Hội đồng trường và nhà trường, các đoàn thể, tổ khối họp tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm các việc làm, các chỉ tiêu trong năm, tạo cơ sở bổ sung cho bản kế hoạch hoạt động năm học sau.

6. Từng tổ khối, đoàn thể chịu trách nhiệm về kế hoạch và chỉ tiêu của mình trước Nhà trường và xem đây là cơ sở cho việc xét thi đua hằng năm, công nhận các đóng góp của từng tổ khối, đoàn thể, cá nhân với sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

          VI. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Phổ biến Kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

          2. Tổ chức

Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược, điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

  3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược

  - Giai đoạn 1: Từ năm 2020 - 2022

  - Giai đoạn 2: Từ năm 2023 - 2025

         4. Đối với Hiệu trưởng

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn nhà trường.

Thành lập Ban kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

         5. Đối với  Phó Hiệu trưởng

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

         6. Đối với tổ trưởng chuyên môn

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

         7. Đối với Đoàn thể

Phối hợp, động viên, xung kích đi đầu thực hiện tốt các quyết sách của nhà trường và đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch có hiệu quả.

         8. Đối với cá nhân giáo viên, nhân viên

          - Đoàn kết, nhiệt tình, trách nhiệm, phát huy tối đa khả năng.

- Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng tuần, tháng, kỳ, năm học.

- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng tháng, học kỳ, năm học; đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

          9. Đối với học sinh

          - Thực hiện đúng theo quyền và nhiệm vụ của người học sinh theo Điều lệ. 

- Thực hiện tốt các quy định của nhà trường, tích cực tham gia vào các hoạt động, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ, có ý thức bảo quản, xây dựng nhà trường.

10. Đối với cha mẹ học sinh

- Phối hợp với nhà trường trong giáo dục, bồi dưỡng học sinh các giá trị cơ
bản trong hệ thông các giá trị mà chiến lược đã vạch ra.

- Luôn có những ý kiến tham mưu, đóng góp, giúp đỡ và ủng hộ nhà trường
về mọi mặt. Cùng nhà trường hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của chiến lược.

          Trên đây là Kế hoạch Chiến lược phát triển Trường Tiểu học Vinh Hưng 1 giai đoạn 2020 – 2025, kế hoạch này được phổ biến đến cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường; được báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Lộc. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên phản ảnh kịp thời về Ban giám hiệu để điều chỉnh, giải quyết./.

                                                                                                                                                                              

                                                                                                                                 HIỆU TRƯỞNG

 

                                                                                            Mai Công Phước

 

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

...........................................................................................................

...........................................................................................................

..........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................